Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Posted by Đỗ Hữu Phúc On 03:17
❤ Chậm phát triển chiều cao là khi một đứa trẻ thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn ở độ tuổi của chúng. Vậy nguyên nhân do đâu? 

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của một đứa trẻ. Và dưới đây là một trong những lý do khiến trẻ chậm phát triển tầm vóc.
1. Di truyền
Ở Việt Nam và các nước châu Á, gen di truyền tác động 60% sự phát triển chiều cao của cơ thể. Trẻ thừa hưởng gen thấp thì chiều cao khi lớn lên sẽ không quá nổi trội. Tuy nhiên, điều đó có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Bởi thực tế, trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp thực hiện “cải cách chiều cao” thành công như Hàn Quốc, Nhật Bản...
2. Trẻ mắc bệnh mãn tính
Trẻ em mắc bệnh mãn tính ảnh hưởng đến tim, gan, phổi,... có thể làm chậm quá trình tăng trưởng. Trong trường hợp này, việc nhận biết và điều trị đúng các tình trạng của bệnh là phương pháp cơ bản và hiệu quả nhất để khôi phục sự tăng trưởng bình thường cho trẻ.




(Một số bệnh mãn tính khiến chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng khá nhiều)
3. Thiếu máu
Thiếu máu khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, giảm trí thông minh, hạn chế các chức năng vận động,... làm trì hoãn hoặc ngưng phát triển về chiều cao và cân nặng. Bố mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để khám và tiếp nhận điều trị, đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ quá trình tái tạo máu trong cơ thể.
4. Thiếu hụt hormone tăng trưởng
Sự suy giảm hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp hay thời gian ngủ nghỉ không phù hợp tác động tiêu cực đến quá trình sản sinh ra các hormone tăng trưởng GH (Growth Hormone) và IGF-I (Insulin - like Growth Factor 1) - hai yếu tố quan trọng trong hình thành và tăng trưởng xương.
Việc bổ sung hormone tăng trưởng kết hợp điều chỉnh đồng hồ sinh học sẽ giúp cho quá trình giải phóng hormone ở cơ thể trẻ đạt hiệu quả cao.
(Hormone GH tiết ra mạnh nhất khi trẻ ngủ sâu vào ban đêm)
5. Hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể thai nhi
Chậm phát triển chiều cao cũng là đặc điểm của các hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể khi trẻ ở giai đoạn bào thai như hội chứng Down, hội chứng Turner, hội chứng Cushing,... Sự bất thường ở cấu tạo nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và các điều tiết trong cơ thể.
6. Rối loạn tâm lý
Những sang chấn tâm lý khi trẻ bị bạo hành, ngược đãi, lạm dụng,... trong quá khứ sẽ ám ảnh và ức chế quá trình tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Các con cần được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường lành mạnh để đạt được sự tăng trưởng tốt trong tương lai.
(Trẻ bị sang chấn tâm lý thời gian dài có thể bị ảnh hưởng chiều cao)
7. Dậy thì sớm
Khi dậy thì sớm, các hormone kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh nhưng sau đó các đầu xương nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục tăng trưởng thêm nữa.
Nhiều trẻ có giai đoạn dậy thì sớm thường không cao bằng các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể cải thiện chiều cao bằng cách tăng cường các vận động kích thích xương và đảm bảo sự cân bằng trong dinh dưỡng, sinh hoạt.
8. Các bệnh về xương
Loạn sản sụn là rối loạn phát triển xương gây ra bởi một đột biến di truyền hiếm gặp. Đột biến gen này phần lớn khiến trẻ mắc các bệnh còi cọc và bị biến dạng xương ảnh hưởng đến chiều cao.
9. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ nhỏ chỉ sau di truyền. Các khoáng chất như protein, canxi, phospho, sắt, vitamin D3, vitamin A, kẽm... là những yếu tố kích hoạt, hỗ trợ các chức năng điều hành hoạt động và trao đổi chất trong cơ thể.
Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến thấp còi, hệ miễn dịch bị suy giảm, kém tập trung,... Vì vậy, bố mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đa dạng dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày.
Chế độ ăn giàu canxi sẽ rất tốt cho hệ xương của trẻ nhưng cần có sự hỗ trợ của vitamin D3 để giúp trẻ hấp thu tốt canxi và phospho tại ruột, làm tăng hiệu quả gắn canxi vào xương, từ đó thúc đẩy hệ xương tăng trưởng, phát triển chiều cao tối đa.

(Dinh dưỡng tốt giúp trẻ tăng trưởng chiều cao vượt trội)
10. Các thói quen không lành mạnh
Thường xuyên cho trẻ ăn đồ ngọt, uống nước có ga, ăn no trước khi ngủ, đi ngủ muộn,... làm tăng bài tiết các khoáng chất, đặc biệt là canxi ra ngoài cơ thể, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình điều tiết hormone tăng trưởng chiều cao khiến trẻ chậm lớn.
Việc hạn chế các thói quen không lành mạnh là cần thiết đối với giai đoạn trưởng thành của trẻ nhỏ.
Đa phần các trường hợp chậm tăng trưởng đều có thể khắc phục được nếu bố mẹ phát hiện sớm và điều trị đúng nguyên nhân cũng như hạn chế tối đa các tác nhân chủ quan. Dành nhiều thời gian cho con cũng là cách để phụ huynh có thể nhận biết được nhịp độ tăng trưởng của con và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thân ái!!
Ad: BCm - Đỗ Hữu Phúc

 Facebook: facebook.com/hoaanhdaotayho

 Youtube: youtube.com/phuc22062009

Nguồn: eva.vn

Tin liên quan:






0 comments:

Đăng nhận xét