2 quy luật cần áp dụng ngay để có thể
vượt Covid19 môn
Khi tôi viết bài này thì trên thế giới đã có
217 triệu người nhiễm covid19, và gần 5 triệu người chết, ở Việt Nam hiện tại liên tục có gần 13 ngàn ca nhiễm covid19 mới mỗi ngày… thật đáng báo động, thương
xót cho đồng bào thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương !!
Sài
Gòn thành thị tan hoang
Xóm
làng lỡ vỡ khóc than lu bù…
Tôi tâm đắc câu “Cái gì đúng thì chưa chắc tồn tại,
tuy nhiên cái gì mà tồn tại thì nhất định nó đúng!” Bởi đến thời điểm này, những bài viết tôi chia sẻ đều tập trung vào vấn đề tai họa (thiên tai, nhân tai), dịch bệnh…, điều
này càng thêm động lực để tôi nghiên cứu và chia sẻ với các bạn nhiều hơn nữa,
mặc dầu có những nội dung với một số bạn có vẻ là mơ hồ, có vẻ như hư cấu, thậm
chí huyền hoặc… nhưng tôi luôn tin tưởng mạnh mẽ vì động cơ duy nhất của mình
là mong nhân loại vượt qua được đợt thanh lọc của vũ trụ này càng hiệu quả càng
tốt! Tôi luôn quan điểm “nếu đi mãi thì đường dài hóa ngắn, còn nghỉ
luôn thì lộ cận hóa xa” và nhất định sẽ có những người bạn “đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” với mình trên chặng đường TỰ CHỮA
LÀNH cho chúng ta…
Những điều tôi chia sẻ có thể hơi lạ lùng...
Tôi không đòi hỏi bạn phải chấp nhận những gì tôi nói là thật, vì bạn chỉ có thể
thấy nó là thật khi tự mình biết chúng là đúng hay sai, thông qua trải nghiệm của
chính bạn mà thôi. Bạn không phải tin những điều tôi nói, trừ phi bạn thấy điều
đó hợp với suy nghĩ của mình. Bạn có thể xem đó như là một lý thuyết cũng được,
nhưng bạn nên tự mình chứng nghiệm lấy những điều này, để rồi đi đến kết luận,
niềm tin cho riêng mình… Luôn xáo trộn và bất ngờ ngoài dự tính, đấy là sự thú
vị của cuộc sống, “trong nguy luôn tồn tại cơ”, nhưng để có được cơ, thì ta cần một sự rèn luyện tư tưởng tốt hẵng, rồi mới mong
có tinh thần đủ mạnh để nghênh đón bất cứ một trận cuồng phong nào ập tới – bình thản hóa giải!
Ngày nay, người ta chỉ
nói đến phương pháp chứ không mấy ai đề cập đến triết lý. Do đó, khi gặp biến cố, thường thì ta sẽ loay hoay đối phó
thay vì bình thản hóa giải... Người sống trên đời thì phải biết bản thân mình
nên sống như thế nào, nếu là hoa thì cứ ung dung nở rộ, là cây thì cứ thẳng tắp
mọc lên,… con người thì mỗi ngày phải đi đường, con đường của mình phải tự mình
làm, tóm lại, đi một vòng trên thế gian cũng phải để lại chút gì đó chứ?!
Ai đã đi một vòng thế
gian rồi thì nên về nhà thôi, còn ai đang đi con đường của mình, thì tôi mời bạn hãy thưởng
thức một ly cà phê, vì trạm dừng nghỉ hôm nay cần nạp nhiên liệu hơi lâu một
chút (và
hơi xoắn não chút)
để có thể tiếp tục hành trình một cách hứng khởi… Ok?
Khoa học thực nghiệm
chỉ là tập hợp những kiến thức thu thập được từ nhiều cuộc thí nghiệm, với những
dữ liệu được đo lường, quan sát và kiểm chứng. Tất cả những gì nhân loại xây dựng
đều hoàn toàn dựa vào các công cụ đo lường; nhưng với sự tiến bộ của khoa học,
khi các công cụ này ngày một tinh vi hơn, chính xác hơn, ta sẽ tìm thêm được những
dữ liệu mới để bổ sung cho những dữ liệu trước và tiếp tục xây dựng nền khoa học
hiện nay. Nói cho đúng thì “khoa
học thực nghiệm là một tiến trình luôn thay đổi để bổ sung cho những gì bất
toàn trước đây”.
Nhưng sẽ có một lúc
nào đó chúng ta tìm ra những dữ liệu hoàn toàn khác với những dữ liệu trước đó.
Chúng ta sẽ đặt ra những giả thuyết mới để thay đổi các quan niệm hiện tại và
chúng ta sẽ có một cuộc cách mạng khoa học lật đổ tất cả những gì chúng ta xây
dựng trước đây. Những bậc tiên phong như Copernicus, Galileo và những nhà khoa
học lỗi lạc khác… đã đưa ra ý kiến về sự tương quan giữa trái đất và vũ trụ
nhưng phải chịu đựng sự chống đối, kỳ thị của những quan niệm thiển cận, hẹp
hòi lúc bấy giờ. Người thì bị thiêu sống, người thì bị giam cầm cho đến chết, nhưng sự thật vẫn là sự thật, không thể chối cãi. Tất cả khuynh hướng bảo thủ, hẹp hòi
trước sau cũng phải thay đổi khi người ta biết hướng tầm mắt lên cao, xóa bỏ thành
kiến cũ và mở rộng tâm hồn để nhìn ra vũ trụ bao la…
Khoa học thực nghiệm
hoàn toàn được xây dựng dựa trên giác quan của con người, vốn giới hạn. Có rất
nhiều thứ mà giác quan không thể nhận biết được. Thí dụ như ta không thể nghe
được một số âm thanh có tần số quá thấp hoặc quá cao. Mắt ta không thể nhìn thấy
một số thứ vì chúng rung động ở một tần số khác. Ngay cả suy nghĩ của ta cũng rất
giới hạn vì kiến thức chúng ta có hoàn toàn dựa trên những ký ức đã được tích
lũy từ trước, hay dựa trên những điều đã được truyền dạy. Suy nghĩ của ta có
tính thiên chấp (không chịu thay đổi quan niệm của mình). Từ sự giới hạn này dẫn đến những lý thuyết sai lầm và
thành kiến hẹp hòi. Dĩ nhiên, theo thời gian, một số lý thuyết sai lầm sẽ được
sửa đổi và thay thế bằng những lý thuyết khác. Khoa học có thể giúp con người
phát triển kiến thức và chinh phục được thiên nhiên nhưng làm sao những thứ hữu
hạn có thể giải thích những cái vô hạn được. Khoa học giải thích mọi sự dựa
trên ngôn từ nhưng quan niệm của Thế giới quan vượt khỏi giới hạn của ngôn từ. Đơn cử như, khoa học giải thích thế nào về các hiện tượng ngoại
cảm đã tồn tại nhiều năm nay?!
Khoa học dựa trên sự
suy luận nhưng quan niệm của Thế giới quan vượt khỏi những lý luận thông thường,
do đó không thể nghĩ, bàn. Nếu không thể diễn tả được bằng các lý luận hay ngôn
từ thì làm sao khoa học có thể nghiên cứu những cái vô giới hạn này – những cái
nằm ngoài tầm kiểm soát của nhân loại, virus corona là một ví dụ?!!
Khoa học thực nghiệm
đặt căn bản trên trí thông minh qua khả năng suy luận và phân tích của bộ óc,
nhưng quan niệm của Thế giới quan không dựa trên sự thông minh của bộ óc, mà đặt
căn bản trên một thứ trí tuệ khác gọi là trí
tuệ Toàn diện,
nên không thể giải thích bằng trí thông minh được. Tuy nhiên, sự tiến bộ của
khoa học có thể giúp chúng ta hiểu thêm về các định luật bất biến của vũ trụ, mở
rộng tầm mắt cho mọi người. Khoa học cũng giúp ích cho sự phát triển của Thế giới
quan trong tương lai để đem lại hạnh phúc cho nhân loại.
…Sự tàn bạo đang gia
tăng khắp nơi. Càng ngày con người càng trở nên ích kỷ, tham lam, vô cảm, lãnh
đạm, mà không nhìn thấy những hậu quả họ đang gây ra cho chính họ, cho gia đình
họ, hay cho đất nước của họ. Do đó, chúng ta cần phải thay đổi những quan niệm
lỗi thời từ trước, vượt ra khỏi những tranh chấp thường tình (think outside of
the box) để hướng đến những gì
cao thượng, tốt đẹp hơn. Làm sao chúng ta có thể nói là nhân loại đã văn minh
hơn trước, đã tiến bộ hơn trước trong khi chúng ta không ý thức gì về những việc
chúng ta đang làm.
Tôi luôn lạc quan về
tương lai của con người. Hiện nay đã có hơn bảy tỷ người sống trên trái đất
này, tôi tin rằng nếu vẫn có những người biết suy nghĩ cho lão bá tánh
và họ ý thức được về sự tàn bạo, thù hận, ích kỷ, tham lam... rồi tìm cách nuôi
dưỡng lòng từ bi, hướng đến chân thiện mỹ, thì họ có thể tạo ra những ảnh hưởng
tích cực lên những người chung quanh. Chừng nào chúng ta còn hy vọng về một
tương lai tốt đẹp, thì tương lai đó sẽ diễn ra. Nếu chúng ta tuyệt vọng, và phó
mặc cho mọi việc xảy ra, thì thật đáng tiếc!!!
Tại sao tôi không cảm
thấy bi quan? Bởi vì bạn hãy ngắm nhìn những hạt mưa kia, chúng thật nhỏ bé, thế
mà hàng triệu hàng triệu những hạt mưa li ti như thế cũng đủ sức làm ngập lụt cả
một thành phố, cuốn trôi cả một thị trấn... Một việc tuy nhỏ nhưng có thể tạo
ra những tác động lớn đến không ngờ!
Điều này có thể giải
thích cho tình trạng hiện nay. Nếu một người có ý thức và làm những điều thiện
lành, dẫu chỉ là việc nhỏ, thì họ cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực,
giúp thay đổi những người chung quanh. Nếu nhiều người cùng chung sức làm những
việc lành, thì cả thế giới sẽ thay đổi!
Hiện nay, đa số mọi
người đều bận rộn với sinh kế nên họ không ý thức gì về hệ quả của hành động, lời
nói và tư tưởng của mình. Họ tiếp tục tạo nghiệp cho mình và cho những người
chung quanh. Song, vẫn có người ý thức về tình trạng khủng hoảng đang xảy ra và
không ngừng kêu gọi mọi người hãy tỉnh thức, tránh làm những việc ích kỷ, tham
lam, thù hận, năng làm những việc tốt lành. Dù chỉ một hay hai người khởi xướng
làm việc tốt cũng có thể ảnh hưởng đến những người khác, giống như nhiều gương
người tốt việc tốt mà các kênh thông tin vẫn ca ngợi. Tôi hy vọng các bạn dừng
chân tại trạm Minh triết này sẽ ý thức hơn về việc làm của mình và phóng tầm mắt lên
một bình diện cao hơn để chấm dứt những tranh chấp thường tình, xu hướng ích kỷ,
tham lam hiện tại, nhờ đó chúng ta sẽ có được một tương lai xán lạn hơn.
Hết ngày sẽ đến đêm,
hoàng hôn xuống là bình minh lên, chúng ta cũng thế, mỗi người đều đang thuận
theo chiều quay bánh xe Luân
hồi của riêng mình. Nếu
không hoàn toàn tin tưởng vào vòng Luân
hồi thì có thể giải thích
sao về trường hợp của những đứa trẻ với năng khiếu đặc biệt mà chúng ta thường
gọi là thần đồng? Chắc bạn cũng biết Mozart soạn nhạc từ năm lên bốn và chủ trì
các buổi hòa tấu từ năm lên tám. Tuy còn rất nhỏ nhưng Mozart đã có thể soạn nhạc
cho hàng chục loại nhạc khí khác nhau chỉ trong vài ngày mà không hề qua một lớp
dạy nhạc nào. Beethoven cũng vậy. Ai đã dạy những đứa trẻ này như thế nếu không
phải họ đã trải qua rất nhiều kiếp sống từng học và am hiểu sâu về âm nhạc?
Hẳn bạn cũng biết
Galileo vừa là một nhà toán học, vừa là một nhà thiên văn học đã đưa ra bằng chứng
về quỹ đạo của các hành tinh từ khi còn bé. Ông ấy đã vẽ bản đồ vũ trụ với những
hành tinh mà khi đó kính viễn vọng còn chưa được phát minh ra. Ngay cả những
nhà khoa học thông thái thời bấy giờ chưa mấy ai biết về những hành tinh này.
Ai đã dạy cho một đứa bé chưa đầy mười tuổi, chưa học qua bậc tiểu học những kiến
thức tuyệt vời như thế, nếu không phải ông ấy đã từng được sinh ra vào những kiếp
sống ở những nền văn minh mà nay đã biến mất trên bề mặt địa cầu?
… và biết bao con người được gọi là thiên tài hay thần đồng
trong nhiều lĩnh vực khác nữa, cái này các bạn có thể tự tìm hiểu trên mạng được.
Nếu một người được
rèn luyện kỹ lưỡng một chuyên môn nào đó và tiếp tục theo đuổi chuyên môn ấy
trong nhiều kiếp sống tiếp theo, do những nhân duyên đặc biệt, họ sẽ có thể nhớ
lại được những kiến thức tiềm thức này.
Trong cùng một gia
đình, cùng cha mẹ, được nuôi dưỡng trong cùng hoàn cảnh như nhau, được giáo dục
như nhau nhưng tại sao anh chị em, mỗi người một tính nết, không ai giống ai.
Có người thích âm nhạc, có người ghiền khoa học, có người mê thể thao. Có người
mới nghe giảng bài đã hiểu ngay, trong khi người khác học mãi cũng không hiểu
gì cả. Tại sao lại có sự khác biệt như thế? Nếu không vận dụng quan niệm về Nhân quả
thì người ta phải giải thích như thế nào đây? Phải chăng tính tình, nhân cách
con người đều chịu ảnh hưởng của cái nhân, hay những chủng tử, đã được gieo trồng
trong quá khứ? Một người thợ giỏi vì đã từng hành nghề đó trong quá khứ. Một học
sinh thông minh vì đã học qua môn đó từ trước rồi. Điều này có thể giải thích tại
sao có người giỏi toán trong khi người khác có tài về âm nhạc.
Ngày nay, khoa học
đã phát triển vượt bậc. Công nghệ phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt. Một sản
phẩm vừa được phát minh ra đã có thể trở nên lỗi thời vì ngay sau đó đã có sản
phẩm khác mới hơn xuất hiện. Một lý thuyết mới vừa được đề xướng đã có những lý
thuyết khác được đưa ra, thay đổi lý thuyết đó.
Tuy khoa học đã đạt
được những bước tiến lớn và đây được coi là điều tốt, nhưng chúng ta cũng cần
thận trọng đối với tác động của nó trong tương lai. Tiến trình lịch sử đôi khi
lặp lại những sai lầm quá khứ mà chúng ta vô tình không nhận thức rõ hay chưa học
được bài học chúng ta cần học.
Có khi nào bạn nghĩ rằng
trong sự tiến bộ lại ẩn chứa mầm mống của tai họa không ai ngờ đến không? Thí dụ
như việc phát minh ra thuốc súng đã châm ngòi cho những cuộc chiến tranh khốc
liệt. Sự tiến bộ của khoa học về nguyên tử đưa đến thảm họa chiến tranh hạt
nhân. Hiện tại, bạn nghĩ sao về những thiết bị như iPhone
mà Apple đang phát triển?
Trên phương diện
công nghệ thì đó là một phát minh tuyệt vời, nhưng chúng ta cũng cần xét đến hệ
quả của nó nữa. Theo tôi, những
thứ này có thể là một tai họa cho nhân loại. Có thể bạn không để ý đến đấy thôi, nhưng chúng ta hãy nhìn
bọn trẻ mà xem. Thay vì chú tâm vào việc học, chúng chỉ biết theo dõi mọi thứ
qua chiếc iPhone và bị “thôi
miên” trong một “thế giới ảo”
qua màn hình nhỏ bé này. Những người trẻ ngày nay như đều bị một loại “ma lực”
hấp dẫn, rút hết sinh lực và trí thông minh của chúng. Trong tương lai, công
nghệ sẽ tàn phá nhân loại vì họ sẽ đánh mất rất nhiều thứ mà thế hệ trước đã
xây dựng. Còn chưa kể đến việc các bác sĩ cảnh báo rằng: tư thế cúi đầu xem điện
thoại hầu như cả ngày là nguyên nhân chính dẫn đến việc thoái hóa đốt sống cổ của
rất nhiều người hiện nay, và bạn cứ thử mắc căn bệnh này đi xem nó khổ sở như
thế nào?!
Công nghệ là con dao
hai lưỡi, nhưng đa số không hiểu rõ điều này. Họ coi đó là văn minh, là tiến bộ
mà không biết rằng thế hệ tương lai sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho những
phát minh mà họ coi là kỳ diệu này.
Tôi lại nhớ khi tôi
còn giảng dạy trên giảng đường, các sinh viên của tôi không còn chăm chỉ học
như trước nữa. Nhiều người đến lớp nhưng vẫn bị xao lãng bởi những tin tức
trong chiếc iPhone, không chú tâm vào những điều đang được học. Tôi thường phải
nhắc nhở chúng chăm chú nghe bài giảng nhưng chỉ vài phút sau, một số sinh viên
lại lén lút rút iPhone ra, lướt Facebook, rồi gửi tin nhắn cho nhau…
Tệ hơn nữa là những
cái như video game. Những thứ này đã dạy cho người trẻ những hành vi kỳ lạ,
khác thường, khó lòng tưởng tượng được. Chúng học cách bắn giết, cướp bóc trong
những cuộc phiêu lưu của “thế
giới ảo”, rồi về sau
không còn biết rõ đâu là thật và đâu là ảo nữa. Do đó, chúng sẽ mất đi khả năng
phân biệt đâu là đúng, đâu là sai. Từ những đứa trẻ cho đến những thanh niên lớn tuổi, ai ai
cũng say mê với những điều nguy hại mà phần lớn chỉ coi là trò chơi vô hại này.
Không ai hiểu rằng tuy công nghệ có thể mang đến nhiều lợi ích nhưng chúng cũng
tiềm ẩn nhiều mối hiểm nguy. Những người trẻ chưa biết phân biệt, chưa được dạy
bảo cẩn thận nên dễ dàng trở thành nạn nhân của thứ “ma lực”
này. Chúng dán tai, dán mắt vào chiếc điện thoại nhỏ bé và quên đi tất cả mọi sự
xảy ra chung quanh, bởi vì chúng chỉ biết sống trong “thế giới ảo”
mà thôi. Có những đứa trẻ quên ăn, quên ngủ và sống trong “thế giới ảo”
này, do đó chúng không thể trưởng thành, không có trách nhiệm với thế giới
chung quanh, trở nên dửng dưng vô cảm, vì đầu óc của chúng đã bị “thôi miên”
mất rồi…
Khoa học công nghệ
hiện nay còn nhiều thiếu sót cần phải bổ túc thêm. Người ta không thể dạy khoa
học kỹ thuật mà không đề cập đến đạo đức hay bổn phận của những người có trách
nhiệm làm việc trong đó. Khoa học mà không có lương tâm,
công nghệ mà không có trách
nhiệm thì chỉ mang lại thảm họa
cho nhân loại mà thôi!
“Tiên học lễ, hậu học văn”, khẩu hiệu thì sờ sờ đấy tại bất cứ một cơ sở giáo dục nào
nhưng ngày nay tôi thấy hầu như giáo dục đã quá mải mê vào phương pháp mà quên
đi tính triết lý, xem nhẹ cái cốt cách nền tảng của xã hội đó là đạo đức,
tình thương và trách
nhiệm, thật đáng lo ngại!
Với tốc độ phát triển
quá nhanh, với thị trường tiêu thụ khổng lồ, với số thu nhập quá cao, người ta
khó có thể kìm hãm được đà phát triển của những sản phẩm này, từ đó dẫn đến những
lỗi lầm khó sửa. Tôi không lên án khoa học hay công nghệ, tôi chỉ muốn nói rằng
điều chúng ta cần làm là phát triển khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu và sử
dụng trí tuệ để biết rõ những hậu quả chúng ta có thể tránh được.
Vì thiếu ý thức nên
con người đã để cho những sản phẩm có “ma
lực” này rút hết sinh lực của
họ. Đa số mọi người trở nên thụ động, quên đi tất cả mọi sự chung quanh. Họ
không còn sống với sự tỉnh
thức nữa mà đã trở thành những
cỗ máy hoàn toàn vô cảm trước hoàn cảnh xã hội. Họ chỉ biết nghĩ đến mình và trở
nên ích kỷ, tham lam, tàn bạo không khác gì loài vật. Theo thời gian, nhân loại
sẽ mất đi khả năng nhận xét hay hiểu biết, vì những thứ được gọi là “công nghệ”
này sẽ làm cho một thế hệ xã hội dần trở thành “ngông kệ”
- ngông cuồng và mặc kệ, sống ích kỷ và vô trách nhiệm với sự đời.
Nếu không ý thức rõ
ngay từ lúc này, sự thông minh của chúng ta sẽ dần dần bị thay thế bởi những hiện
tượng tâm thức “máy móc” mà chúng ta cho là tiến bộ. Chúng ta phải biết phân biệt giữa
bộ óc thông minh (intelligence)
và trí tuệ nội tại (wisdom).
Thông minh mà thiếu trí tuệ sẽ đưa con người vào những nhận xét mê lầm. Khi đó,
con người sẽ trở thành những cỗ máy, những “xác sống”.
Bộ óc không biết suy nghĩ sẽ dễ dàng bị kiểm soát để làm những việc phi nhân tính.
Trong tương lai, nếu không biết sử dụng bộ óc để phân biệt phải trái, đúng sai,
con người sẽ trở thành những cỗ máy chỉ biết làm những gì được sai khiến.
Hiện nay thế giới
đang trải qua giai đoạn hỗn loạn, xáo trộn, mà thật ra thì mọi quốc gia đều
đang gánh chịu những nghiệp quả mà họ đã gây ra trong quá khứ. Mỗi quốc gia,
cũng như mọi cá nhân, đều có những nghiệp quả riêng do những nhân mà họ đã gây
ra. Cá nhân thì có “biệt nghiệp” riêng của từng người, nhưng quốc gia thì có “cộng nghiệp”
mà tất cả những người sống trong đó đều phải trả. Chu kỳ “thành, trụ, hoại, diệt” như đã biết là thứ mà mỗi người, mỗi quốc gia, đều không thể
tránh khỏi. Ngay như trái đất cũng thế, nó cũng phải trải qua thời gian được
hình thành, phát triển, rồi suy thoái và tàn lụi. Tuy nhiên, đời người thì ngắn,
còn sự thay đổi của một quốc gia hay một nền văn minh thì kéo dài lâu hơn nên
không mấy ai ý thức được điều này. Nếu nhìn vào lịch sử, ta có thể thấy những nền
văn minh phát triển cực thịnh rồi suy tàn như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, gần đây
Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Ý cũng đang trên đà suy thoái, và không biết chuyện
gì sẽ xảy ra trong tương lai…
Cuộc đời chúng ta trải
qua hiện nay chỉ là một phần nhỏ của một đời sống kéo dài hàng trăm ngàn năm mà
trong đó chúng ta học hỏi, thu thập kinh nghiệm để tiến tới sự hiểu biết thật sự.
Tin hay không là quyền của bạn. (Nếu đã đọc đến đây rồi thì tôi e là bạn
bị lung lay rồi đấy.)
Đời sống là một trường học vĩ đại mà trong đó người ta học những gì cần phải học.
Có người học rất nhanh qua những kinh nghiệm; và có những người không chịu học
hay học chậm, do đó họ cứ phải học mãi. Trong trường đời này, đau khổ là bài học
tốt nhất vì chỉ trong đau khổ người ta mới chịu học. Nếu quá dễ dàng sung sướng,
ít ai học được điều gì!
Chúng ta học để biết rõ mình thật sự là ai? Để biết mối liên hệ giữa chúng ta và những người khác. Để
biết sự liên quan giữa chúng ta với vũ trụ. Để biết về những quy luật của sự sống
và vũ trụ. Trong vũ trụ có những quy luật bất biến, không bao giờ thay đổi nhưng
không mấy ai để ý đến. Quy luật quan trọng bạn cần phải học ngay và luôn là luật
Luân hồi và Nhân
quả.
Con người thật ra chỉ
là những năng lượng trong vũ trụ. Những năng lượng này tạm được gọi là “sinh mệnh”,
mặc dù cách gọi này chưa chính xác lắm. Sinh
mệnh sẽ hóa hiện trong các
thân xác khác nhau, trải qua nhiều kiếp sống khác nhau, để học hỏi, lúc tái
sinh thành người, lúc thành thú vật, lúc thành các sinh vật ở các cõi giới khác
để học những bài học mà họ được định phải học. Hẳn các bạn vẫn nhớ câu “Mỗi lần vấp là một lần bớt
dại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” là nhắc chúng ta việc không ngừng học hỏi trong đời.
Vậy những sinh
mệnh này học như thế nào?
Chúng học qua một quy luật gọi là luật Nhân
quả. Luật này nói rằng mọi
tư tưởng, lời nói hay hành động phát xuất từ sinh mệnh
sẽ tạo ra những kết quả, xấu hoặc tốt, trong tương lai, và kết quả này sẽ bắt
buộc sinh mệnh phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình. Cũng giống
như một học sinh trải qua các kỳ thi, có khi học sinh thuộc bài và thi đậu
nhưng có khi thi rớt và phải học lại cho đến khi học được bài học. Điều này đã
được ghi rõ qua câu “Gieo giống nào, gặt giống
đó”, hay “Trồng cam được cam, trồng ớt được ớt”, hay “Gây
nhân nào, gặt quả nấy”…
Thật ra những điều
này không có gì mới lạ vì đã được các giáo điều đề cập từ lâu rồi, nhưng đa số
mọi người lúc tin lúc ngờ vực, vì đó chỉ là những điều đã được dạy bảo chứ
không phải là kinh nghiệm thật sự của riêng mình. Người có đức tin thì dễ tuân
theo những bài học răn dạy lý thuyết, nhưng đa số chỉ nghe rồi bỏ qua, do đó họ
phải học đi học lại cho đến khi nào họ thật sự thẩm thấu bài học này.
Khi xưa, phần lớn
con người đều có đức tin nên giáo điều giúp cho họ học rất nhanh những gì cần học.
Ngày nay, người ta đa số có tính nghi ngờ, chỉ nghe những gì họ muốn được nghe
và bỏ qua những gì họ không thích. Do đó, họ thường hành động theo ý thích của
mình, bất chấp hậu quả, nên họ sẽ còn phải học rất nhiều.
Đa số mọi người
không tin rằng từ ngàn xưa từng có những nền văn minh cao hơn ngày nay nhưng đã
biến mất trên bề mặt địa cầu, không còn để lại dấu vết gì. Tuy nhiên, điều này
cũng không lạ vì hai trăm năm trước nếu ai đó nói rằng con người có thể bay lên
không gian hay tạo ra những thứ vũ khí có thể xóa sổ cả một lục địa thì chẳng
ai tin. Nếu quan sát những biến cố xảy ra trong thời gian gần đây, chúng ta thấy
rằng chỉ qua hai trận thế chiến mà bao nhiêu quốc gia đã bị xóa sổ và bao nhiêu
quốc gia được hình thành. Nếu nhìn xa hơn nữa, chúng ta có thể thấy những đế quốc
như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, hay Mông Cổ với các triều đại kéo dài hàng trăm năm,
nhưng hiện nay cũng không còn tồn tại, thì việc một nền văn minh đã tồn tại
hàng ngàn năm rồi biến mất qua trận đại hồng thủy cũng không phải là điều không
thể xảy ra, phải không các bạn?!
Biết đâu vài trăm
năm nữa, người ta không còn biết gì đến nền văn minh cơ giới với những phát
minh khoa học kỹ thuật ngày nay nữa. Chỉ vài biến cố như chiến tranh, đại dịch,
thiên tai thì tất cả đều thay đổi và biết đâu lịch sử lại tái diễn vì chẳng ai
học được gì…
Nếu một lục địa như
Atlantis có thể biến mất trên bề mặt địa cầu thì các lục địa khác như châu Mỹ,
châu Âu, châu Á hay châu Úc hiện đang hưng thịnh cũng có thể vỡ nát thành nhiều
mảnh hay chìm sâu xuống đáy đại dương. Nếu một nền khoa học có thể thay đổi được
nguyên tử trong cơ thể để chữa bệnh thì nó cũng có thể biến con người thành một
thứ sinh vật “nửa người, nửa thú”, và tôi nghĩ điều này có thể xảy ra vì một số người vẫn
chưa học được điều họ phải học, dù đã trải qua nhiều kiếp sống sau đó. Nếu những
người tham lam, ích kỷ chưa học được bài học về hậu quả của những gì họ đã gây
ra cho người khác thì họ sẽ phải học lại bài học này qua những biến cố cùng cực
hơn mà họ không thể tưởng tượng được. Như tôi đã nói, phần lớn con người chỉ học
được qua sự đau khổ và bài học đau khổ này sẽ diễn ra vô cùng khốc liệt, ngoài
sức tưởng tượng của con người.
“Mỗi lần vấp là một lần bớt dại
Trên đường dài có dại mới có khôn
Đem đau thương mà tôi luyện tâm hồn
Ngàn lần ngã là ngàn lần mạnh tiến
Vững tay lái khi thuyền con vượt biển
Chắc tay cương khi ngựa nhỏ băng ngàn
Làm quen dần với khổ ải lầm than
Luôn tin tưởng ở ngày mai tươi sáng.” (Tố Hữu)
Bạn sẽ thấy hiện nay
đã có những biến động trong tự nhiên như là lời cảnh cáo về sự vô ý thức của loài
người. Bạn có thể thấy các tảng băng khổng lồ từng tồn tại hàng triệu năm ở hai
đầu cực trái đất đang tan rã vì hành tinh đang nóng lên, và ít lâu nữa nước biển
sẽ dâng lên gây ngập lụt khắp nơi. Những quốc gia ở sát bờ biển sẽ chìm xuống đại
dương. Chỉ ít lâu nữa sẽ có những trận hạn hán khủng khiếp và cháy rừng thiêu đốt
địa cầu gây ra sự biến đổi khí hậu không thể vãn hồi. Rồi nạn đói, tai họa, dịch
bệnh sẽ tràn lan khắp nơi. Người chết có thể lên đến con số hàng triệu hay nhiều
hơn nữa.
Tuy nhiên, đã mấy ai
thấy trước được điều này? Hiện nay đa số vẫn sống một cách dửng dưng, vô ý thức,
vì tai họa chưa xảy đến với chính họ, gây hệ lụy cho gia đình họ hay quốc gia
mà họ đang sống. Nếu nó xảy ra ở một nơi chốn nào khác thì họ thường chẳng quan
tâm. Càng ngày con người càng sống một cách ích kỷ, tham lam, phung phí và vô cảm.
Họ không biết thế nào là đủ, mà vẫn ham muốn nhiều thứ. Họ tiếp tục phá hoại
thiên nhiên không thương tiếc để thỏa mãn lòng ham muốn chiếm đoạt mọi thứ. Họ
không bao giờ biết đủ và tiếp tục vơ vét những gì họ có thể chiếm đoạt nên sẽ
phải học bài học này dưới những hoàn cảnh mà họ không bao giờ nghĩ là có thể xảy
ra cho mình được.
Vạn vật đều trở về với
nguồn cội. Từ ngàn xưa, trong mọi hoàn cảnh, dù dưới tên gọi này hay tên gọi
khác, dưới hình tướng này hay hình tướng khác, dù vô tình hay hữu ý, vạn vật đều
tìm về nguồn sống thiêng liêng mà chúng phát xuất ra. Trời có bốn mùa Xuân, Hạ,
Thu, Đông. Nước từ dòng chảy ngầm trong lòng đất trôi ra sông biển, bay hơi
tích tụ trên những đám mây rồi lại trở về lòng đất khi mưa xuống. Con người từ
hư vô mà đến, sống hết một kiếp người rồi lại đi vào hư vô. Hết thảy những chuyện
đối nhân xử thế cũng không ngoại lệ, cho người điều gì thì sẽ nhận lại như thế.
Khi trao tặng một món quà gì cũng là lúc chúng ta đang nhận lại, như một “cuộc giao dịch”
có giá trị trong tương lai, ảnh hưởng tới hiện tại và phảng phất tinh thần của
quá khứ.
Khoa học ngày nay gọi
sự tìm kiếm này là tiến hóa, hay là sự chuyển hóa để trở nên tốt hơn, rồi tiến
đến chỗ tuyệt hảo. Tại sao lại như thế? Vì tất cả mọi vật đều phát xuất từ một
nguồn gốc thiêng liêng và phải trở về với nguồn gốc đó – “vạn
vật đồng nhất thể”.
Một số tôn giáo gọi nguồn gốc này bằng danh từ “Thượng Đế”.
Phật giáo gọi là “Phật tánh”, và khoa học gọi là “năng
lượng uyên nguyên”
(primal energy).
Theo quan niệm của
khoa học, năng lượng này có trong tất cả mọi vật. Từ giọt nước đại dương đến
các loại kim thạch, từ thảo mộc đến loài cầm thú hay con người. Nó nằm ở bên
trong, ẩn dưới một bức màn hư ảo, hình thức của yếu tố vô minh bên ngoài nên sự
tìm kiếm đúng đắn là “quay vào bên trong chứ không phải hướng
ra bên ngoài. Sự sai lầm của con người là họ thường
tìm kiếm ở bên ngoài”,
do đó, “ắt sẽ đến lúc họ cảm thấy đau khổ, lạc lõng và mất phương hướng”. Lúc đầu, con người đi tìm một cách bản năng vô ý thức, hướng
đến sự sung sướng, thỏa mãn tham vọng ích kỷ cá nhân, do đó họ sẽ phải học bài
học về sự đau khổ ắt sẽ phải đến. Sau khi học được bài học xương máu đắt giá
này, họ bắt đầu hiểu và ngộ ra hơn - tùy người - cuộc tìm kiếm sẽ trở nên có ý
thức hơn, họ biết nhận định rõ mục đích của mình và sử dụng kinh nghiệm đã khắc
ghi, đã học hỏi được để tiến về mục đích.
Link bài viết trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=GpqHq7A89ns&t=2114s
Nếu biết cởi bỏ các
thành kiến hay các giáo điều chật hẹp của tôn giáo, ta có thể thấy tất cả mọi vật
đều tìm về nguồn sống thiêng liêng. Ta sẽ thấy con người dù sống ở nơi nào cũng đều đang trên lộ
trình quay về với cội nguồn thiêng liêng ấy. Con đường này kéo dài qua nhiều kiếp
sống, gọi là Luân hồi. Người ta chết đi và đầu thai trong kiếp sống khác. Trong mỗi
kiếp, họ phải học một số bài học để trở nên tốt đẹp hơn. Có người sớm học được
ngay, song cũng có người không chịu học hoặc không học được, do đó họ phải học
đi học lại nhiều lần. Đây là một hành trình gian nan kéo dài qua rất nhiều kiếp
sống, vì có rất nhiều ảo tưởng gây ra bởi khí lực vô minh.
Dù thành công hay thất
bại, dù giàu hay nghèo, xã hội nào hiện giờ cũng đều có rất nhiều người mắc bệnh
thần kinh - như lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, chán nản v.v… càng ngày số người mắc
bệnh nan y càng nhiều. Số người chết vì đau tim, đột quỵ nhiều hơn bao giờ hết.
Số người mắc các bệnh như ung thư cũng gia tăng nhiều hơn những năm trước. Đối
diện với cái chết, họ bàng hoàng, đau khổ và lúc đó họ mới ý thức rằng tiền bạc,
của cải, danh vọng không thể giúp họ sống mãi và khi chết họ cũng không thể
mang theo thứ gì. Đó là bài học mà họ phải học ở kiếp này. Thật ra việc theo đuổi
dục lạc vật chất này không bao giờ chấm dứt và không bao giờ được thỏa mãn. Con
người có thể hoạt động cả đời hòng tìm kiếm sự giàu sang nhưng họ vẫn không cảm
thấy thỏa mãn. Càng kiếm được, họ lại muốn có nhiều hơn vì lòng tham thì vô đáy.
Trải qua nhiều kiếp
sống, nếm trải nhiều nỗi khổ đau, con người mới nhận thức được rằng lúc nào họ
cũng bất mãn, buồn phiền, đau khổ. Không có thì lại muốn được nhiều, có nhiều
thì lại sợ bị mất đi. Càng thu thập nhiều bao nhiêu, sự lo lắng, buồn phiền
càng nảy sinh nhiều bấy nhiêu cho đến lúc họ thấy mệt mỏi, chán chê, cay đắng
và hiểu được rằng không bao giờ họ có thể thỏa mãn với của cải vật chất (nhà giàu cũng khóc).
Nhận biết được điều
đó, một số người từ bỏ tất cả để tìm về đời sống “thoát tục”
qua con đường tu tập, mong có thể thoát khỏi nỗi khổ đau. Nhưng không phải cứ
xa lánh mọi sự là con người có thể bỏ được lòng tham vì sự ham muốn sẽ đuổi
theo họ đến tận rừng sâu, núi thẳm. Các ham muốn sẽ ám ảnh họ vào mọi lúc. Thể
xác, tinh thần họ vẫn bị câu kéo bởi những ham muốn, bởi tình dục xác thân, bởi
ao ước điên cuồng vì dục vọng không phải dễ dàng xóa bỏ. Gốc rễ của nó đã bám
sâu trong bản chất con người rồi!
Bạn có thể thấy những
tu sĩ bên ngoài rất thánh thiện nhưng bên trong họ là cả một bãi chiến trường.
Bạn có thể thấy rất nhiều tu sĩ tu khổ hạnh, ép xác để kiểm soát thân thể nhằm
mục đích thoát khỏi áp lực của dục vọng nhưng người ta không thể quay về với
nguồn gốc thiêng liêng thông qua sự ép buộc thân thể như thế được.
Con đường quay
về Chân ngã dạy cho con người
hoạt động chứ không ngồi im hay né tránh. Không phải cứ từ bỏ đời sống thành thị
để vào rừng sâu hay từ bỏ tài sản vật chất là có thể đổi lấy được sự an lạc
tinh thần. Bạn có thể thấy nhiều tu sĩ không màng tài sản vật chất nhưng lại muốn
được người đời xưng tụng đề cao. Do đó, họ chỉ đổi thứ này lấy thứ khác, nghĩa
là vẫn còn ham muốn. Hiện nay không thiếu gì những tu sĩ như thế. Họ có thể
thuyết giảng đủ thứ giáo điều cao siêu chỉ để đổi lấy sự khen ngợi hay kính trọng
của người đời. Đó chỉ là một sự đổi chác vật chất lấy tinh thần, vì họ chưa xé
bỏ được tấm màn vô minh của tham vọng qua bản ngã cá nhân.
Họ phải tiếp tục đi
trên con đường hành động vì chỉ thông qua hành động họ mới có thể học hỏi, thay
đổi để trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn. Họ có thể sống ở thành thị như mọi
người nhưng phải biết cách thoát ra khỏi màn sương ảo ảnh của sự vô minh. Họ vẫn
làm việc như mọi người, hành động như mọi người nhưng trong tâm đã biết xả ly,
dứt bỏ mọi ràng buộc. Họ không từ bỏ bổn phận của mình trong gia đình hay trong
xã hội, nhưng họ hành động với một mục đích khác. Họ có thể giàu có, tài sản đầy
nhà nhưng họ không thiết tha với nó. Họ coi mình như là người được ủy thác quản lý
tài sản đó chứ không phải là chủ
nhân.
Những người này hành
động vì quyền lợi chung chứ không phải vì mục đích ích kỷ của cá nhân. Nói cách
khác, họ làm việc để giúp đời chứ không phải thu vén lợi ích cho riêng mình Tuy
nhiên, trong giai đoạn này, có một khuynh hướng tinh tế xảy ra vì làm việc tốt
cũng có thể ẩn chứa mục đích cá nhân, bắt nguồn từ những động cơ vi tế nằm sâu
thẳm trong nội tâm mà không mấy người biết rõ. Có người làm việc để giúp xã hội
nhưng muốn thành công và sợ thất bại. Họ lo lắng về kết quả, do đó động cơ họ làm
vẫn bắt nguồn từ sự ham muốn. Họ lo sợ khi việc không thành và vui sướng khi đạt
được thành tựu. Từ đó, họ mong được mọi người biết đến việc làm của mình, hay
được đề cao.
Kết quả là việc làm
đó, dù là việc tốt, vẫn ẩn chứa một ham muốn riêng tư cho bản thân. Đó là một
tham vọng vi tế nằm sâu bên trong bản
ngã. Bất cứ việc làm nào mà
có yếu tố cá nhân xen vào thì người làm sẽ bị ràng buộc bởi hành động hay kết
quả. Do đó, họ vẫn chưa thoát khỏi vòng kiềm tỏa của khí lực vô minh. Chỉ
khi nào người làm không thấy mình làm, không thấy việc làm, không thấy hay
không mong cầu kết quả của hành động, dù là sự biết ơn hay cảm mến thì mới thật
sự là người đi đúng con đường quay về Chân ngã. Khi đã dứt bỏ hoàn toàn, không hoạt động để được một thứ gì
đó ở thế gian, cũng không hoạt động để được một thứ gì đó ở cõi trên, không hoạt
động để được một thứ gì đó ở kiếp này, cũng không hoạt động để được một thứ gì
đó ở kiếp sau, không hoạt động để được mọi người biết đến, không hoạt động để
được phần thưởng tinh thần mà hoạt
động âm thầm không màng đến kết quả, thành công đến cũng được mà thất bại cũng không sao, lúc
nào cũng hoạt động nhưng tâm hồn bình thản như không có chuyện gì xảy ra, đó mới
chính là sự quân bình cần thiết để hoàn tất bài học Trí
tuệ toàn diện – quay
về Chân ngã. Khi biết thản
nhiên với thành công cũng như thất bại, trong lúc vui cũng như buồn, trong khi
vinh cũng như nhục, trong tình thương cũng như oán hận thì họ đạt đến trạng
thái quân bình, không bất động và cũng không náo động, vì hành động “vô sở cầu”
là bài học quan trọng của con người trên con đường quay
về Chân ngã –
quay về nguồn cội.
Những người này thản
nhiên và bình tĩnh trước mọi sự trong đời vì hành động chính là bổn phận. Họ
không tìm kiếm hành động khi nó không đến, không từ chối hành động khi nó xảy ra,
mà vui vẻ hành động khi bổn phận bắt buộc và bình thản trước mọi kết quả. Những
người này dù ở trong cung vàng điện ngọc, ăn cao lương mỹ vị, sống giữa châu
báu ngọc ngà nhưng họ vẫn an nhiên tự tại. Nếu họ sống trong lều tranh chiếu
rách, ăn bữa có bữa không, sống như kẻ bần cùng thì tâm hồn vẫn bình thản trước
mọi thăng trầm. Khi sự vật bên ngoài đến, họ không xua đuổi; khi chúng rời đi,
họ không tiếc nuối vì họ có thể sống trong mọi hoàn cảnh. Không gì khiến họ đam
mê, không gì khiến họ bận tâm, không gì khiến họ lo lắng mà lúc nào họ cũng ung
dung tự tại vì biết rằng tất cả chỉ là những ảo ảnh chập chờn của vô minh.
Ai sống được như thế
nghĩa là đã đi trọn vẹn con đường quay về Chân ngã và tiến đến chỗ mọi con đường đều hòa hợp thành một và hợp
nhất với nguồn sống thiêng liêng vô tận kia. Dù gọi bằng “Thượng Đế”
hay danh xưng gì chăng nữa cũng không thành vấn đề. Những người này đã cởi bỏ
được những ô trược của bản ngã, đã gột sạch được dục vọng và nhìn thấy rõ mọi sự
trên thế gian này có mối liên hệ với nhau như thế nào. Họ thấy rằng vũ trụ này
là một cái gì đó thật mỹ lệ, không bút mực nào có thể tả xiết. Lúc đó, họ sẽ hưởng
được niềm phúc lạc vô biên, niềm hân hoan sung sướng mà giáo điều gọi là sự hòa
hợp “bản
ngã vào với chân ngã”.
Tin hay không là quyền
của bạn nhưng quan niệm rằng có nhiều kiếp sống khác nhau, hay Luân hồi,
là một niềm tin đã có từ ngàn xưa. Các tôn giáo như Phật giáo hay Đạo giáo đều
dạy như thế. Các triết gia như Pythagoras, Plato, hay Aristoteles đều tin rằng
sau khi chết sẽ có đời sống kế tiếp. Chúa Jesus cũng từng giảng về điều này
trong Phúc Âm.
Trên bình diện luân
lý đạo đức, nếu xem xét quan niệm “con
người chết đi rồi tái sinh trong nhiều kiếp sống, căn cứ theo những yếu tố mà
chính họ đã gây ra”,
ta có thể trả lời câu hỏi mà các triết gia và khoa học gia ngày nay lúng túng
không tìm được lời giải đáp. Tại sao con người sinh ra để rồi chết đi? Đời sống
có ý nghĩa gì nếu chỉ có một đời sống duy nhất và chết là hết? Tại sao có người
được sinh ra đã sung sướng trong khi người khác lại sinh ra trong hoàn cảnh bần
cùng? Tại sao có người được sinh ra ở những quốc gia thịnh vượng, văn minh, được
hưởng thụ những tiện nghi vật chất trong khi người khác lại sinh ra ở những quốc
gia nghèo đói, chiến tranh liên miên, thường xuyên xảy ra thiên tai hay dịch bệnh?
Không ai có thể trả lời những câu hỏi này nếu người ta không tin vào luật Luân hồi
và Nhân quả.
Cứ tạm coi đây chỉ
là lý thuyết thôi thì chúng ta cũng sẽ thấy đó là một lý thuyết hợp lý, công
bình và thỏa đáng hơn bất kỳ quan niệm nào. Nó khác với thuyết "tiền định”
rằng mọi sự hay số mạng đều được định trước bởi một “đấng cao cả”
nào đó. Điều này có nghĩa là con người không có quyền tự do quyết định số phận
của mình và chỉ bị sai khiến mà thôi. Nó biến con người thành một dạng nô lệ và
không thể làm gì để thay đổi. Làm gì có chuyện vô lý, bất công như thế được. Ai
có quyền định đoạt số phận con người như thế? Không thể có một người nào hay đấng
nào có thể trừng phạt con người. Đời sống con người tốt xấu ra sao là do chính
họ tạo nên qua nhiều kiếp sống. Những người được hưởng sung sướng và những người
không may mắn cũng là do những yếu tố trong quá khứ mà không mấy ai nhớ được. Bất
cứ chuyện gì xảy ra cũng là do chính cá nhân đó tạo ra cho chính mình chứ chẳng
phải ai trừng phạt hay ban thưởng gì cho họ.
Đây là một vấn đề đã
gây ra rất nhiều bàn cãi từ xưa. Không ai có thể giải thích một cách thỏa đáng.
Có rất nhiều lý thuyết về việc con người từ đâu đến và đi về đâu. Một số tôn
giáo nói rằng có một quyền năng sáng tạo đằng sau tất cả mọi vật và gọi quyền năng
ấy là “Thượng Đế”. Nhưng đã có ai chứng kiến chuyện này chưa? Hay đó chỉ là đức
tin mà thôi? Nhiều người tin Thượng
Đế là ông già quắc thước với
chòm râu bạc, có quyền năng vô biên và công minh vô cùng. Nghĩ như vậy thì cũng
không có gì là sai.
Quan niệm được “nhân cách hóa”
này có thể làm thỏa mãn một số người nhưng không phải ai cũng đồng ý như thế.
Trong thời buổi khoa học ngày nay, nhiều người không tin có một “Thượng Đế”
hiện hữu mà cho rằng đó chỉ là những đức tin tôn giáo mà thôi. Nhưng khoa học
giải thích thế nào đây? Nếu xét theo quan niệm của khoa học thì có một năng lượng
uyên nguyên hiện diện khắp nơi trong vũ trụ. Năng lượng này khi tiếp xúc với những
yếu tố bản địa ở những hành tinh khác nhau thì thay đổi thành một loại năng lượng
mới do những yếu tố vật lý hay hóa học nào đó. Sự biến đổi này thích hợp với
hoàn cảnh của hành tinh đó và trở thành sinh lực đặc biệt thích hợp với hoàn cảnh
địa phương. Những sinh lực này tiếp tục biến đổi và trở thành những sinh vật có
sự sống.
Đây cũng chỉ là một
lý thuyết khoa học thôi vì chưa ai có thể chứng minh về sự tạo lập ra vũ trụ
hay sự sống. Tuy nhiên, những khoa học gia như J. R. Oppenheimer, Niels Bohr,
Erwin Schrodinger, Werner Heisenberg đều cho rằng đây là một lý thuyết có giá
trị và hợp lý. Theo lý thuyết này thì con người hay mọi vật đều phát xuất từ
cái năng lượng uyên nguyên kia nhưng đã bị thay đổi bởi những yếu tố địa phương
của các hành tinh trong vũ trụ nên trở thành những sinh mệnh
có sự sống. Để quay về với cội nguồn nguyên thủy, sinh mệnh ấy
phải được thanh lọc, loại bỏ những yếu tố bản địa này để chuyển hóa trở lại
thành năng lượng uyên nguyên kia. Hiện nay trong vũ trụ có cả triệu hành tinh
khác nhau, trên đó đều có những sinh
mệnh không hẳn giống như loài
người vì điều kiện địa phương khác nhau sẽ tạo ra những sinh mệnh
khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều đi trên con đường tiến hóa để trở về với nguồn
sống thiêng liêng hay cái năng lượng uyên nguyên kia – quay
về Chân ngã.
Dù không thể hiểu rõ
về nguồn gốc của sự sống nhưng chúng ta có thể tiếp xúc với nó. Không ai có thể
sống mãi, và chết là một sự thật hiển nhiên. Bạn có thể thấy một người đang sống
vào lúc này nhưng lại chết ngay phút sau. Chuyện gì xảy ra trong phút giây đó?
Chắc chắn phải có cái gì đó đã rút ra khỏi hình hài đang hoạt động kia, khiến
nó trở nên bất động, rồi sau đó tan rã, trở về với cát bụi. Do đó, bạn có thể
nhìn nhận rằng sống là một sự kiện hiển nhiên, nhưng nó đến hay nó đi còn tùy
thuộc vào nhiều yếu tố nữa.
Theo lý thuyết này
thì sau khi chết, cái sự sống hay sinh lực - vốn là một dạng năng lượng - sẽ
chuyển hóa qua một dạng thức khác. Như bạn cũng biết, theo vật lý thì năng lượng
không thể được sinh ra hay mất đi (định
luật Bảo toàn và Chuyển hóa năng lượng), vì năng lượng là một cái gì đó bất biến trong không gian và
thời gian. Nó chỉ có thể chuyển hóa hay biến đổi từ một hình thái này sang một
hình thái khác mà thôi. Chết thực ra chỉ là sự chuyển hóa sinh lực con người
qua một hình thể mới dựa theo luật Nhân
quả. Dưới hình thái mới, nó
sẽ tiếp tục công việc thanh lọc những yếu tố ô trược, nhưng điều này không dễ
dàng hay giản đơn. Vì những lý do nào đó, khi qua thể xác mới, hoàn cảnh mới,
nó lại tiếp thu thêm những ô nhiễm khác nên tiến trình thanh lọc để quay trở về
nguồn cội kéo dài rất lâu qua hàng trăm, hàng ngàn kiếp sống.
Khoa học cho biết rằng
sự sống hiện hữu trong thiên nhiên - từ kim thạch, cây cỏ cho đến thú vật và
con người. Dĩ nhiên ai cũng biết rằng có sự sống trong loài vật và loài người,
nhưng nói rằng sự sống cũng có trong kim thạch và thảo mộc thì khó tin hơn. Nếu
nói loài thảo mộc có sự sống thì cũng có thể chấp nhận được vì khi nhổ lên khỏi
mặt đất, cây cỏ sẽ khô héo, tàn tạ, rồi chết đi như các sinh vật khác, nhưng
nói rằng hòn đá cũng có sự sống thì ít ai có thể chấp nhận. Nếu quan sát kỹ thì
theo thời gian, hòn đá cũng tan rã thành bụi cát như thân xác con người hay cây
cỏ, tuy rằng việc này phải trải qua thời gian rất lâu, hàng ngàn năm hay hàng
triệu năm.
Vạn vật đều tiến hóa
để trở về nguồn cội. Do đó, muôn loài tiến hóa không ngừng vì mục đích của việc
sống là học hỏi, thu thập kinh nghiệm để thay đổi, để trở nên tốt đẹp hơn. Sự học
hỏi này bắt đầu từ thấp lên cao, qua các hình thể khác nhau trong thiên nhiên.
Từ hình thể thấp nhất như kim thạch, đất đá, cây cỏ đến thú vật, loài người, rồi
tiếp tục lên những mức cao hơn nữa mà chúng ta có thể tạm gọi là những bậc
thánh nhân, quả La hán, hay đấng Bồ tát…
Khi sự sống bắt đầu ở
những loài kim thạch, nó có những đặc tính không giống như loài cây cỏ, cầm thú
hay con người. Nếu nghiên cứu, ta có thể thấy những loại khoáng chất tiến hóa
thấp thường đông đặc, còn những loại khoáng chất tiến hóa cao đã có những thay
đổi lạ lùng ở bên trong, nên biến thành các loại đá quý. Sinh lực của các loại
đá quý này rất đặc biệt và mầu nhiệm. Nếu biết sử dụng tinh lực của các loại đá
quý này, người ta có thể làm được nhiều việc như chữa được các loại bệnh. Sự sống
tiếp diễn qua các loại khoáng vật rồi chuyển qua loài thảo mộc, từ loài thấp
như rêu rong hay cây cỏ (thân thảo), rồi tiến đến cây có thân cứng (thân mộc), và sau đó lên đến loài côn trùng, chim cá, các loài động vật
tinh khôn và đến con người. Đó là một tiến trình kéo dài rất lâu, hàng triệu
năm hay hơn thế nữa. Mỗi khi chuyển qua một giai đoạn, sự sống hay cái năng lượng
đó thu thập thêm kinh nghiệm và dần dần tạo ra sự hiểu biết hay trí thông minh.
Ở mức độ thấp (như đất đá, cây cỏ hay côn trùng) thì sự hiểu biết rất thô nên
chưa có tính cách cá nhân, nhưng khi tiến đến mức cao hơn (như thú vật) thì nó
dần dần tạo thành những cá thể riêng biệt, đến loài người thì ta gọi là “trí thông minh cá nhân”.
Đối với loài vật thì
con người là một sinh vật cao siêu. Điều đáng tiếc là chúng ta mang danh “cao siêu”
nhưng lại đối xử tàn ác với loài vật thay vì thương yêu hay thông cảm với những
sinh vật thấp kém hơn chúng ta. Ta có thể thấy con người là nguyên nhân gây ra
đau khổ cho thú vật. Họ giăng lưới hay đặt bẫy bắt chim, dùng lông thú vật làm
đẹp cho quần áo. Họ xem việc bắn giết loài thú như là một trò giải trí, bất chấp
nỗi đau khổ gây ra cho loài thú không tinh khôn bằng mình. Những việc làm tàn
ác này gây ra nỗi sợ hãi cho loài vật. Sợ hãi là một dạng cảm xúc tiêu cực làm
trì trệ sự tiến hóa trong tự nhiên. Sự sợ hãi đối với con người bắt đầu từ những
loài cấp thấp và tiếp tục lan truyền khắp muôn loài.
Nếu ta đồng ý rằng
trên con đường tiến hóa để trở nên tốt đẹp hơn, con người phải thanh lọc những điều
ô trược. Loài thú có sự tiến hóa thấp hơn loài người, nếu ta ăn thịt chúng thì
chính chúng ta lại hấp thụ những thứ ô trược đó vào trong cơ thể. Vậy thì làm
sao chúng ta có thể đi xa trên con đường trở về nguồn sống thiêng liêng cho được.
Khi súc vật bị giết, chúng sợ hãi và cơ thể chúng tiết ra những chất độc. Ta
cũng biết rằng mỗi khi lo lắng, cơ thể con người cũng tiết ra những hóa chất độc
hại - nhẹ thì làm chua bụng, nhức đầu, đau lưng, hồi hộp, mất ăn, mất ngủ… nặng
thì làm hại hệ thần kinh, gây ra các chứng bệnh như đau tim, sưng phổi, ung
thư… Khoa học cũng đã thừa nhận điều này. Vậy thì loài vật khi đối diện trước
cái chết, điều gì diễn ra trong cơ thể chúng? Chắc chắn chúng sợ hãi vô cùng và
cơ thể chúng tiết ra các hóa chất vô cùng độc hại. Khi chúng ta tiêu thụ những
chất độc đó thì chuyện gì sẽ xảy ra cho cơ thể chúng ta?
Hiện nay, đa số mọi
người đều thích ăn thịt loài vật, từ những con côn trùng bé nhỏ cho đến các loại
tôm cá, rồi đến những sinh vật lớn hơn như heo, bò, trâu, dê… Nhu cầu ăn thịt
đã tạo ra ngành chăn nuôi quy mô lớn trên khắp thế giới. Nhưng đã mấy ai nhìn thấy
trong thời gian rất ngắn, số người mắc bệnh cũng gia tăng theo cấp số nhân. Đủ
các thứ bệnh, từ nhức đầu, đau bụng đến đau tim, đột quỵ, ung thư…
Một thời gian nữa sẽ
có nhiều chứng bệnh quái lạ chưa từng có mà khoa học phải bó tay. Không mấy người
biết đặt câu hỏi tại sao nền văn minh nhân loại tiến triển cao mà lại sản sinh
ra nhiều bệnh khó trị như thế. Chữa trị bệnh cũng trở thành một ngành kinh
doanh khổng lồ với những viện nghiên cứu và bệnh viện rất lớn. Khi có bệnh, ai
cũng phải lo chữa trị. Bệnh càng nặng, chi phí cho việc chữa trị càng cao. Ta
có thể thấy ngành công nghiệp thực phẩm và chữa trị bệnh có liên quan mật thiết
với nhau và có khả năng sinh lời rất nhiều. Do đó, khắp nơi trên thế giới có rất
nhiều ấn phẩm quảng cáo chiêu dụ con người ăn những thứ độc hại đó và uống những
loại thuốc có thể chữa bệnh tật. Nhưng việc này không dừng ở đây mà còn tiếp diễn
ở kiếp sau nữa. Liệu bạn có biết điều gì sẽ xảy ra không?
Khi con người hấp thụ
năng lượng của loài vật qua việc ăn thịt chúng thì sinh lực của họ chứa đầy những
năng lượng của loài vật này có phải không? Và với những năng lượng loài vật như
thế thì họ sẽ chuyển hóa như thế nào? Làm sao họ có thể tái sinh thành người
vào kiếp sau được? Một cái kho sinh lực chứa toàn nguyên tử của loài thú chỉ có
thể chuyển hóa thành loài thú mà thôi, có đúng không? Dân dã một chút, đâu đó
ta nghe thấy người ta bình luận “nó
ăn thịt chó nhiều nên chó tính, nó ăn động vật nhiều nên thú tính…” – thế mới có chuyện con người cư xử với nhau và toàn làm
người khác bị ức chế, cảm thấy đau khổ, cảm thấy tủi nhục, cảm thấy điên đảo…
vì người gây ra cảm xúc đó đã cư xử theo cách không phải của loài người!
Nói cách khác, họ đi ngược con đường tiến hóa mà họ đã phải mất
bao nhiêu kiếp học hỏi để thành người, rồi lại thoái hóa trở lại thành thú vật
bởi vì nguyên nhân ăn uống này. Khi trở thành loài vật, họ sẽ chịu số phận bị bắt,
bị đánh đập, bị giết để học bài học về sự đau khổ mà họ đã gây ra cho sinh vật
kia.
Bạn có thể xem đó
như một lý thuyết cũng được. Bạn có thể xem việc ăn thịt cá là cần thiết để bổ
sung dinh dưỡng cho cơ thể cũng không sao. Bạn cũng có thể loại bỏ những dữ kiện
về bệnh tật sinh ra do ăn uống và tiếp tục ăn uống như đa số mọi người, nhưng đến
khi mắc bệnh thì bạn sẽ nghĩ khác. Lúc đó có muốn kiêng khem cũng đã muộn và
thuốc men chữa trị cũng chỉ kéo dài thêm thời gian mà thôi. Người ta có thể tin
hay không tùy theo sự hiểu biết của họ vì trước sau ai cũng phải học những bài
học cần thiết. Bạn có thể học vào lúc này hay chờ đến lúc khác, tùy vào bạn thôi.
Chắc bạn cũng biết câu ngạn ngữ “Ăn
thứ gì thì trở thành thứ ấy”. Do đó, các nhà hiền triết khi xưa đều chủ trương ăn rau quả,
không ăn thịt cá. Đến thời điểm hiện tại thì cá nhân tôi cũng theo chế độ ăn
thuần chay được 8 năm rồi (hiện tại là 2022).
...Mời bạn nhâm nhi một
chút cà phê cho tỉnh táo…! Tôi sẽ mô tả rõ để hiểu về diễn trình của sinh lực
trên quả đất này. Hãy tưởng tượng có một luồng sinh lực tuôn trào quanh địa cầu
của chúng ta như một dòng nước. Khi luồng sinh lực này thấm vào kim thạch và
các loài thảo mộc, nó tạo ra sự sống mãnh liệt, nhưng không có điều gì đặc biệt
xảy ra. Nhưng khi luồng sinh lực này tuôn trào vào thế giới loài vật thì có rất
nhiều yếu tố nảy sinh. Thế giới loài vật có cấu tạo phức tạp vì có nhiều trình
độ tiến hóa khác nhau, từ vi khuẩn nhỏ bé, sâu bọ, giun dế cho tới các loài thú
hoang trong rừng, và sau nữa là các loài thú đã được thuần hóa trở thành gia
súc. Khi luồng sinh lực này tuôn trào vào loài vật cấp thấp, kinh nghiệm học hỏi
còn rất thô thiển chứ chưa tiến đến mức “cá
nhân hóa”. Bạn có thể thấy
trường hợp của những con côn trùng như kiến, ong, sâu bọ... Tuy chúng có hình
thể riêng biệt nhưng chúng chưa có suy nghĩ riêng, mà chỉ có chung một sự hiểu
biết. Thí dụ như một tổ ong trong đó có những con ong làm việc y hệt như nhau.
Một số đi hút mật, một số nuôi nấng những con ong nhỏ trong trứng. Đời sống của
những con ong này chỉ kéo dài vài ngày, vài tuần, nhiều lắm là khoảng một tháng
thôi. Cả tổ ong có chung một “nguồn
kinh nghiệm”
học hỏi nên làm việc rất hiệu quả. Một số con hút mật hoa rồi mang về nuôi những
con ong khác. Chúng sinh ra, làm việc, rồi chết đi nhưng không học được gì mấy.
Một số con bay đi hút mật hoa nhưng bị loài người đuổi bắt nên sợ hãi. Khi chết
đi, chúng mang theo nỗi sợ này. Do đó, loài ong bắt đầu có cảm giác sợ người và
tìm cách trốn lánh mỗi khi đối mặt với con người. Để đối phó, con ong tìm cách
chống lại loài người bằng cách đốt họ. Theo thời gian, những con ong sinh sau đều
học được kinh nghiệm của những con ong trước. Trong đời sống loài ong, mỗi con
ong học được gì khi chết đi đều mang điều đó về “nguồn kinh nghiệm” và sau này trở thành một tập tính chung của cả loài ong. Nếu
quan sát, bạn có thể thấy hầu như tất cả các côn trùng đều có những hoạt động
tương tự như thế, giống nào hoạt động theo giống nấy vì mỗi loài đều có một “nguồn kinh nghiệm” chung.
Có bao giờ người ta
tự hỏi tại sao côn trùng lại hoạt động như thế không? Các nhà côn trùng học
không thể giải thích được điều này mà chỉ kết luận rằng loài vật hành động theo
bản năng riêng của chúng. Từ xưa, các nhà hiền triết đã biết rằng loài vật cấp
thấp chưa có kinh nghiệm riêng, chưa tiến hóa tới mức đạt được “trí thông minh cá nhân” nên hành động giống nhau vì chúng có “nguồn kinh nghiệm” chung.
Qua thời gian, luồng sinh lực với kinh nghiệm
thâu thập được sẽ tiến hóa lên mức cao hơn. Thí dụ như thay vì một tổ ong với cả
chục ngàn con ong thì nó sẽ là một tổ chuột với vài chục con chuột. Chuột sinh
ra có nỗi sợ hãi đối với con người và những kẻ thù của loài chuột (như mèo hay
chồn, cáo) do kinh nghiệm từ những kiếp sống trước được mang sang kiếp này.
Ngay từ lúc mới sinh ra, chuột con đã biết rằng nó phải tránh xa loài người hay
loài mèo bằng mọi giá nhờ nguồn kinh nghiệm chung của loài chuột. Nó biết rằng
phải sinh hoạt vào ban đêm lúc loài người ngủ say thay vì ban ngày. Tuy nhiên,
loài mèo thì khôn hơn và có thể bắt chuột vào mọi lúc. Một số con chuột bị mèo
ăn thịt nhưng có những con chuột khôn ngoan thoát được móng vuốt của loài mèo.
Khi chúng chết đi thì kinh nghiệm này trở về “nguồn kinh nghiệm” chung của loài
chuột, những con chuột sinh sau sẽ khôn hơn và biết nhiều mánh khóe hơn để
tránh loài mèo.
Khi dòng sinh lực của
sự tiến hóa tiếp tục lên đến loài thú thì sự thay đổi diễn ra nhiều hơn vì một
số thú rừng bắt đầu khôn ngoan hơn qua kinh nghiệm chung. Những thú rừng sống
theo bầy vẫn chia sẻ kinh nghiệm chung của chúng, nhưng các loại thú rừng sống
riêng rẽ thì bắt đầu tiến đến mức “cá
nhân hóa” và bắt đầu phát
triển trí khôn riêng mặc dù chúng vẫn có chung một nguồn kinh nghiệm của loài
đó. Thú rừng sống theo quy luật tự nhiên “mạnh thì sống”,
và đặc điểm chính của chúng là sự sinh tồn.
Con yếu sẽ là thức ăn cho con mạnh, và nỗi sợ
hãi về sự sinh tồn được chia sẻ trong kinh nghiệm chung của loài thú ấy. Hầu
như tất cả loài thú đều sợ chết, dù đó là cái chết tự nhiên hay bị con khác ăn
thịt. Trong tự nhiên, cá lớn nuốt cá bé, thú mạnh ăn thú yếu, vì đó là bản năng
sinh tồn, ăn để mà sống. Do đó, việc tìm thức ăn đối với mỗi con thú trở thành
chức năng không thể thiếu.
Khi không có thức ăn
ở nơi sinh sống, chúng phải đi tìm vùng sinh sống mới, học được cách thích nghi
với đời sống mới và đó là bài học quan trọng mà chúng cần học Một số loài thú như
lừa, ngựa, trâu bò, chó mèo bị loài người bắt và nuôi nên học hỏi thêm được những
kinh nghiệm thích nghi mới.
Chúng biết rằng khi
tuân theo mệnh lệnh của con người làm một số công việc thì sẽ được ăn uống và
chăm sóc. Từ đó, nỗi sợ đối với loài người giảm dần và khi chúng chết, những
kinh nghiệm này trở về nguồn kinh nghiệm chung, rồi con cháu của những thú vật ấy
ngày càng được thuần hóa và có thể sống chung với loài người một cách tự nhiên.
Theo thời gian, những con thú ấy bắt đầu học nhiều và có những kinh nghiệm
riêng, rồi tiến hóa thành những cá tính độc lập biết nghĩ và học nhiều hơn nữa.
Tới giai đoạn này thì sinh lực đã được “cá
nhân hóa” có thể thoát kiếp
thú chuyển thành người. Việc con thú phải trải qua thời gian bao lâu trước khi
chuyển hóa thành người còn tùy thuộc vào những người mà loài thú này gần gũi. Nếu
những con thú này được đối xử tốt, thương yêu, chúng sẽ thấm nhuần được bài học
thương yêu. Nhờ có tình thương mà chúng phát triển được sự thông minh và mau
chóng chuyển sang kiếp người. Nhưng nếu loài thú này bị đối xử khắc nghiệt, bị
đánh đập tàn nhẫn thì nỗi sợ hãi đã mất đi phần nào trong những kiếp trước sẽ
trở lại, và con vật phải trải qua nhiều kiếp nữa mới có thể thoát kiếp thú
thành người.
Trong các bài học
thì tình thương yêu là bài học quan trọng nhất để tiến hóa và thanh lọc các yếu
tố ô trược. Tình thương không phải chỉ dành riêng cho loài người mà bao trùm
muôn loài trên thế gian. Tình thương xóa bỏ nỗi sợ hãi, vì nếu không có sự
thông cảm và thương yêu, loài thú không thể chuyển kiếp thành người được.
Đây là chìa khóa
then chốt của minh triết quay về Chân ngã. Tình thương là bước đầu cho việc phát triển trí thông minh.
Trí thông minh đúng cách là bước đầu cho việc phát triển trí tuệ, và trí tuệ là
yếu tố quan trọng nhất để thanh lọc những yếu tố ô trược để quay về với cội nguồn
thiêng liêng. Nếu quan sát, ta có thể thấy những người thông minh thường là những
người có tình thương bao la. Bây giờ, chúng ta hãy xét đến loài thú gần gũi với
loài người nhất. Chó, mèo là hai loài gần gũi với loài người nhất.
Thông thường loài
chó thương chủ vô điều kiện và sẵn sàng làm mọi sự theo lệnh của người chủ. Nhờ
biết thương yêu nên loài chó học rất nhanh và chúng ta có thể kết luận rằng chó
là loài vật dễ dạy nhất vì chúng khôn ngoan, thông minh nhất.
Ngay trong lúc nguy
hiểm hay khẩn cấp, nó quên hẳn bản năng sinh tồn và hy sinh thân mình để cứu chủ.
Nếu con vật đã tiến đến mức phát triển lòng hy sinh vào lúc nguy cấp xảy ra, nó
sẽ mau chóng học hỏi để chuyển kiếp thành người. Dĩ nhiên loài chó không nhất
thiết phải hy sinh mới thoát kiếp thú thành người. Khi con chó đã học tất cả những
bài học nó cần phải biết trong thế giới loài vật, và khi nỗi sợ hãi đối với
loài người được loại bỏ, thì nó được chuyển sang một kiếp sống mới để học nhiều
hơn.
Sự khác biệt chính
giữa người và thú là óc lý luận, cùng sự tự do ý chí. Nhờ óc lý luận, con người
có khả năng phân biệt phải trái, đúng sai, tốt xấu và họ có thể đưa ra quyết định
cho hành động của mình. Trong khi đó, vì chưa phát triển óc lý luận này, thú vật
chỉ biết tuân theo bản năng sinh tồn hay kinh nghiệm chung mà thôi.
Bên cạnh đó thì thú
rừng cũng có thể thành người, nhưng mang thân xác của những con người man rợ,
thấp kém. Đa số được sinh ra trong những bộ lạc sống sơ khai. Nhiều người còn
mang nhiều thú tính dã man hay những kẻ trì độn, lười biếng, ngu si, không biết
làm gì vì chưa phát triển được trí thông minh. Trong những kiếp đầu tiên mang
thân xác con người, những người này vẫn sống thiên về bản năng như loài vật, họ
tham lam, hung dữ, chưa biết kiểm soát hành động vì chưa biết gì về những quy
luật tác động trong thế giới loài người.
Luật quan trọng đầu
tiên áp dụng trong thế giới loài người là luật Luân hồi.
Luật này nói rằng khi sinh lực chuyển hóa thành cá nhân riêng biệt, nó sẽ phải
tái sinh nhiều lần qua những kiếp sống khác nhau để học tất cả những bài học có
thể học được. Từ đó, nó sẽ biết cách thanh lọc các yếu tố ô nhiễm qua kinh nghiệm
của những kiếp sống. Luật quan trọng thứ hai tác động đến con người là luật Nhân quả.
Theo luật này thì mọi tư tưởng, lời nói hay hành động phát xuất từ con người đều
sinh ra kết quả tương ứng rõ rệt, và kết quả này phải được giải quyết ít lâu
sau đó hay qua nhiều kiếp sống để học hỏi, rút kinh nghiệm. Luật này rất đơn giản
vì “gieo nhân nào, gặt quả đó”. Hành động nào của ta gây đau khổ cho người khác thì ta phải
trả giá bằng sự đau khổ do hành động tương tự của người khác gây cho ta, hoặc
trong kiếp này hay kiếp sau. Khi vừa chuyển kiếp thành người thì hành động hay
tư tưởng, lời nói của con người thường bị ảnh hưởng bởi loài thú trong kiếp trước
nên ít nhiều mang tính tham lam, ích kỷ, độc ác. Họ sẽ gặp nhiều đau khổ do
chính tư tưởng, hành động và lời nói của họ gây ra. Trong hàng trăm kiếp đầu
tiên làm người, những người này tích lũy rất nhiều nhân xấu vì chưa học được
bài học mà họ cần phải học. Tuy họ gặp đau khổ nhưng chưa biết cách giải quyết
ra sao. Phần lớn chưa tiến bộ hay học hỏi gì mà sống theo những thú tính của
loài vật, có bản năng chiếm đoạt, giành giật, cướp bóc bất cứ thứ gì của người
khác. Bản năng thú tính của họ sẽ thúc giục họ dùng sức mạnh để giành cho được
cái mà họ muốn.
Trong khoảng hàng
trăm kiếp sống đầu tiên, những người này tạo nhiều nhân xấu hơn là nhân tốt và
cứ liên miên tái sinh trong vòng Luân
hồi. Lúc làm người, khi làm
thú vật để học hỏi thêm. Nhiều người quan niệm Luân hồi
hay tiến hóa nghĩa là tiến lên những kiếp sống, hoàn cảnh tốt đẹp hơn, điều đó
không đúng. Luân hồi nghĩa là đi lên hay đi xuống trong một cái vòng luẩn quẩn.
Có khi làm người, có khi làm thú vật, có khi còn xuống thấp hơn thành các loại
ma quỷ không nơi nương tựa, lang thang không định hướng, đầu óc ngu si, vất vưởng
trong một thời gian rất dài.
Bất cứ một hành động
nào cũng tạo ra một nhân và đã có nhân thì phải có quả. Đó là quy luật của vũ
trụ. Bất cứ hành động nào cũng tạo ra một phản hồi tương ứng. Nếu ta ném một vật
lên không trung thì vật đó phải rơi xuống vì sức hút của trái đất. Cái lực ném
lên và lực rơi xuống đều tương đương như nhau. Nếu ta ném một viên đá xuống một
mặt hồ phẳng lặng sẽ gây nước bắn ra tung tóe. Nếu đời nay con người gây ra một
số nhân xấu, rồi đời sau lại gây thêm một số nhân xấu nữa và cứ như thế thì số
nhân xấu gây ra càng ngày càng chồng chất. Theo luật Nhân quả,
khi quả chín thì việc phải đến sẽ đến. Vì sao con người sau khi chết hóa thành
ma quỷ? Vì bị bao nhiêu nhân xấu tạo thành quả xấu bủa vây cho nên họ phải
thành loài ma quỷ. Những người có tính tàn nhẫn, hiếu sát, thích đánh đập hay
giết hại sinh vật thì thường chịu đựng bệnh tật đau đớn, khổ sở, khó có thể sống
lâu được. Nếu họ tước đoạt sinh mạng của sinh vật khác khiến chúng không được sống
lâu hơn, thì số mạng của người đó cũng không thể lâu dài và thường chết yểu. Những
người trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người khác thì kiếp sau thường tái sinh
vào những nơi bần cùng nghèo khổ. Điều này cũng dễ hiểu vì chiếm đoạt tài sản của
người khác, khiến cho người ta lâm vào cảnh túng thiếu thì trước sau kẻ chiếm
đoạt cũng gặp phải cảnh nghèo nàn cơ cực. Vì thiếu hiểu biết cho nên con người
tập nhiễm những điều xấu, lâu dần trở thành thói quen ác độc, kết quả là họ phải
hứng chịu vô số hoàn cảnh khổ sở, bệnh tật, có nói ra cũng không thể hết được…
Covid19 hiện tại
cũng vậy, nếu như loài người không ứng xử với dịch bệnh này theo luật Luân hồi
và Nhân quả thì mãi mãi nhân loại sẽ phải chạy theo loay hoay đối phó với dịch bệnh cho đến kiệt sức… hết biến thể này sẽ mọc ra biến thể khác ngày càng nguy hiểm,
vì loài người nghĩ cách đối phó với chúng được thì chúng cũng sẽ tìm cách tạo
ra biến thể mới để ứng phó lại với con người, “oán báo oán, oán sẽ chất chồng; ân báo oán, oán sẽ tiêu tan”. Hãy ghi nhớ, chúng cũng được xem là sinh mệnh
trong vũ trụ bao la mà công bằng này; chừng nào loài người vẫn ích kỷ, tham
lam, độc ác, sát hại các sinh
mệnh cầm thú… thì chừng đó tất
cả những biện pháp đối phó của nhân loại vẫn được nhìn nhận là “cách chữa trị thêm dầu vào lửa”. Chỉ khi nào nhân loại hành động bằng tình yêu thương, bác
ái đối với muôn loài, chỉ khi nào con người quay về với Chân
ngã thì mới hòng cứu vãn được
đại dịch khó vãn hồi này!
…Khi trải qua hàng
trăm kiếp sống, lúc thế này lúc thế khác, lúc sướng lúc khổ, lúc “lên voi”
khi “xuống chó”, con người bắt đầu học được nhiều hơn nên hiểu rằng làm việc
xấu sẽ gây khó khăn cho họ, còn làm chuyện tốt thì kết quả là gặp may mắn, thuận
lợi hơn. Khi đã biết kìm hãm thú tính, chuyển qua làm những việc tốt lành thì Sinh mệnh
bắt đầu giai đoạn tiến hóa để thanh lọc các yếu tố ô trược. Theo thời gian, qua
nhiều kiếp sống, họ tiến đến mức mà nhân tốt tạo ra trong một kiếp nhiều hơn là
nhân xấu. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển của con người, vì
từ lúc này họ trở nên hữu dụng và có giá trị cho gia đình, xã hội và đất nước của
họ.
Họ là những người đã
biết phát triển những đức tính cao đẹp, biết rõ bổn phận của họ đối với gia
đình, xã hội, quốc gia và nhân loại. Họ là những người luôn luôn học hỏi, thay
đổi và biết làm chủ mọi hành động để chuyển hóa các tập tính xấu và trở thành
những hiền triết, thánh nhân trên tiến trình trở về với cội nguồn thiêng liêng.
Đó chính là nguyên tắc
của con đường hành động trở về Chân ngã mà ngày nay không mấy người hiểu rõ. Nếu để ý thì ta sẽ thấy
có sự khác biệt rất lớn giữa hành động làm với sự chủ tâm và hành động làm lúc
vô thức. Việc làm được thực hiện một cách vô ý sẽ khác với việc làm có sự cố ý
trong đó vì kết quả sẽ khác nhau. Bất cứ điều gì ta làm với sự chủ tâm đều mang
lại hệ quả, vì đã có sự cân nhắc trước khi hành động.
Tư tưởng có trước lời
nói và hành động, nó là nguyên nhân của mọi hành động. Vì thế con người phải biết
cảnh giác với mọi tư tưởng của mình. Nhưng làm sao để làm chủ tư tưởng đây? Tư tưởng của bạn nhìn nhận về ôn dịch covid19 này là thế
nào?!
Một trận ôn dịch khiến
chúng ta minh bạch rằng: Trên đời này, ngoài sinh tử ra, mọi thứ đều là
chuyện nhỏ. Tiền tài dẫu tốt nữa, cũng không tốt bằng sinh mệnh;
danh lợi dẫu lớn nữa, cũng không lớn bằng sức khỏe. Sức khỏe là vốn liếng,
không có sức khỏe, dẫu núi vàng biển bạc cũng vô dụng! Được sống là niềm hạnh
phúc nhất, sinh mệnh mới là của cải tốt nhất! “Nhân thân nan đắc”, vậy nên hãy trân trọng sinh mệnh
của chính bạn cũng như tông trọng sinh
mệnh của muôn loài!
Do đó, hãy quay
về Chân ngã để làm chủ tư tưởng
của mình. Trên con đường thanh lọc các yếu tố ô trược, con người phải biết rõ quá
trình tư duy của mình, nếu không thì họ chỉ hành động mà không có sự chủ tâm.
Khi con người biết rõ tư tưởng của họ như thế nào rồi thì họ có thể sửa đổi
chúng cho tốt hơn, đúng hơn, hợp với mục đích mà họ theo đuổi. Con đường thanh
lọc này diễn ra như thế nào?
Việc đầu tiên là
chuyển hóa lòng tham lam, ích kỷ, chiếm hữu, hay nói cách khác là bắt đầu loại
bỏ những tư tưởng tham lam, thèm muốn trong tâm trước đã. Khi tâm hồn trong sạch
thì lời nói và hành động cũng trong sạch theo. Khi đã hiểu rõ luật Nhân quả,
họ sẽ cố gắng thanh lọc, loại bỏ những tư tưởng ích kỷ trong tâm và tránh những
hành động tham lam. Tuy nhiên, ta cũng nên lưu ý rằng có nhiều người chỉ muốn làm
việc tốt để kiếp sau họ sẽ được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ sẵn sàng bỏ
tiền ra làm từ thiện để sau này được sinh ra trong gia đình giàu có. Đó là một
sự trao đổi. Bỏ cái này để đổi lấy một cái khác như thế vẫn là tham lam, đầy
tính chấp ngã. Hành động thiện cần được làm với sự sáng suốt, biết rằng nếu
không làm thế, con người chỉ đem lại thất vọng, đau khổ cho chính họ. Làm việc
thiện là điều tiên quyết giúp con người sống thoải mái, an nhiên tự tại, hòa nhịp
với bản thân họ và với tất cả mọi người. Nghĩ đến kết quả chỉ là một sự mong cầu,
tham lam và ích kỷ. Tất cả những gì ham muốn, mong cầu chỉ mang đến sự thất vọng.
Không có sự mong cầu nào trở thành hiện thực như đã muốn. Sự mong cầu khiến con
người chỉ chú ý đến tương lai xa vời và như thế là không đúng với con đường
hành động quay về Chân ngã.
Hành động thiện phải được thực hiện bằng cả tâm hồn một cách tự nhiên, không có
bất kỳ cái gì khác xen vào thì mới thật sự là việc thiện. Làm việc thiện để cho
người khác biết là không đúng vì có yếu tố cá nhân tiềm ẩn trong đó.
Hẳn bạn sẽ hoài nghi
rằng: nếu luật Nhân quả là đúng thì tại sao hiện giờ có những người làm bao điều ác
mà vẫn sống thoải mái, sung sướng, không bị sao cả? Nhiều người gian lận, lừa bịp
chiếm đoạt tài sản của người khác mà họ vẫn sống thảnh thơi, sức khỏe vẫn tốt.
Tại sao họ không bị trừng phạt?
Xin thưa: họ chưa bị
trừng phạt đó thôi. Họ sẽ lãnh những hậu quả của những việc họ làm. Nếu không
phải lúc này thì vào lúc khác. Nếu không kiếp này thì kiếp khác. Vì cuộc đời
chúng ta là hữu hạn nên không mấy ai có thể nhìn rõ những tác động của tạo hóa.
Trong vũ trụ này, không có gì xảy ra ngẫu nhiên đâu mà tất cả đều tuân theo những
quy luật bất biến. Tất cả các hành tinh, mặt trời, mặt trăng đều tuân theo quy
luật của vũ trụ. Trái đất ta đang sống cũng như thế vì luật vũ trụ không phân
biệt hay thiên vị với bất kỳ ai. Gieo nhân nào sẽ gặt quả đó, khi quả đến lúc
chín muồi thì sự việc quả tất yếu sẽ xảy ra.
Khi bước vào cuộc đời,
tất cả mọi người đều mang theo một số thói quen từ quá khứ hay những kiếp sống
trước. Những gì xảy ra cho chúng ta trong đời sống hiện tại đều là quả của các
nhân đã gieo trồng từ trước. Bất cứ hành động, lời nói hay tư tưởng nào của
chúng ta cũng đều là nhân và có khi nó trổ quả ngay lúc này, nhưng có khi nó tiềm
ẩn và trổ quả vào lúc khác. Chúng
ta là người tạo ra số phận của mình. Không ai có thể thật sự làm gì cho ta được.
Tất cả chúng ta
trong mỗi giây phút đều có cơ hội để gieo trồng hay gây nhân cho chính mình.
Nhân tốt hay xấu đều do ta tạo ra, và khi nào nó trổ quả còn tùy thuộc vào nhiều
yếu tố khác nữa.
Luật vũ trụ bao trùm
khắp mọi nơi và chi phối vạn vật. Nó không dành riêng cho một nơi nào hay địa
phương nào cả. Từ ngàn xưa, đã có những nền văn minh với các nhà hiền triết đã học
hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu về những điều này. Những người được thụ giáo từ nền
minh triết này đã đi khắp nơi truyền dạy cho mọi người. Tùy theo nơi họ đến,
tùy điều kiện và phong tục địa phương mà phương pháp truyền dạy cũng thay đổi
phần nào, nhưng minh triết hay luật vũ trụ thì không bao giờ thay đổi, chỉ còn
phụ thuộc vào sự giác ngộ của mỗi sinh
mệnh chúng ta mà thôi!
Để chốt lại phần
này, tôi xin trích dẫn: “chân
lý là lãnh thổ, giá trị là bản đồ”
trong 7 thói quen của người thành đạt của tác giả Stephen Richards Covey, rằng những
gì được coi là chân lý, pháp lý hay định luật thì luôn đúng và trường tồn mãi
mãi, và luật Luân hồi hay Nhân
quả cũng vậy!
Dù ta muốn hay
không, thừa nhận hay bác bỏ, thì 2 luật này luôn luôn tồn tại và đồng hành cùng
với mọi sinh mệnh trên tiến trình TỰ CHỮA LÀNH để quay về với nguồn sống
thiêng liêng, quay về Chân ngã!
(Tôi đã ý thức sâu sắc những điều này vào lần trải nghiệm cận tử nghiệp của mình khi tôi bị ngất đi
do cơn bạo bệnh giai đoạn tiền ung thư trong quá khứ!)
#CongNgheHayNgongKe #CôngNghệHayNgôngKệ
#Cong_Nghe_Hay_Ngong_Ke #Công_Nghệ_Hay_Ngông_Kệ
#hanhtrinhtuchualanh#hànhtrìnhtựchữalành #hanh_trinh_tu_chua_lanh#hành_trình_tự_chữa_lành #daulaxahoikhongminhtriet #đâulàxãhộikhôngminhtriết #dau_la_xa_hoi_khong_minh_triet #đâu_là_xã_hội_không_minh_triết #nguoigiaulongtracan #nguoigiaulongthuongcam #nguoicotamcotam #covid19colambanthuctinh #minhtriet #gocsuyngam #dungtronchaymai #haydoimat #hayquayvevoiquehuongtinhthan #haygiacngo #haythuctinhtruocthientai #haytinhthuctruocdaidich #haygiacngotruocdaidichcovid19 #thungthuocnhuomcotrongtrolai #thung_thuoc_nhuom_co_trong_tro_lai #thùngthuốcnhuộmcótrongtrởlại #thùng_thuốc_nhuộm_có_trong_trở_lại
#followus #followme #QuyetTamDayLuiDaiDichCovid19 #NiemTinChienThang #VungTinVietNam #KhongDeAiBiBoLaiPhiaSau #HAYSONGCUOCSONGCUAMINH #HAYDITHEOTRAITIM #HAYYEUTHUONGNHIEUHON #HAYGIAODUCHOPTAC #DUNGBITMOMLUTRE #GIAODUCHANHPHUC #DungNhoiNhetKienThucMayMoc #KYNANGCUOCSONG #HAYBAOVETRAIDAT #HAYBAOVEMOITRUONG #HAYBAOVEMETRAIDAT #EarthBuddies #HOCBANGCATRAITIM #GIAODUCCHUDONG #TRUONGHOCMO #GIAODUCTUDO #covid19 #corona #BeyondLoving #kenhgiaoducso1vietnam #DoHuuPhuc
#share #haycoductin #Do_Huu_Phuc #ĐỗHữuPhúc #Đỗ_Hữu_Phúc
0 comments:
Đăng nhận xét