Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Posted by Đỗ Hữu Phúc On 03:43

HÀNH TRÌNH TỰ CHỮA LÀNH

 

   Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn vô cùng quan trọng của nhân loại, giai đoạn giao thời khi mọi giá trị đều thay đổi, sẽ gây xáo trộn lên mọi lĩnh vực, từ khoa học đến kinh tế, từ xã hội đến chính trị. Và biến động này không chỉ xảy ra ở một nơi nào mà còn ảnh hưởng lên toàn thế giới. Tuy nhiên, đó chỉ là biểu hiện của một cuộc cách mạng đang thành hình

   Tôi muốn nói đến cuộc cách mạng chuyển đổi tư duy mọi người. Tất cả những xáo trộn gần đây, từ chính trị, xã hội đến dịch bệnh đang bùng phát khắp nơi… đều là những cơ hội, thúc đẩy nhân loại phải thay đổi quan niệm, vì mọi giá trị căn bản hiện nay đã không còn đáp ứng được nhu cầu con người nữa.

   Ba yếu tố quan trọng là sự bất mãn, viễn cảnh tương laihành động để tạo ra sự thay đổi. Có lẽ các bạn cũng nhận thấy sự bất mãn của mọi người với đời sống hiện tại đã xuất hiện khắp nơi. Văn minh vật chất và tiến bộ của khoa học kĩ thuật của đời sống đã không đáp ứng được nhu cầu thật sự của con người. Hiện nay với đà phát triển quá nhanh của công nghệ, phần đông mọi người trong xã hội đều chung sống với căng thẳng và những lo âu chưa từng có. Các mối lo ngại về những đe dọa đến từ chiến tranh, dịch bệnh, phá hoại thiên nhiên… đã khiến nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về căn bản giá trị của xã hội ngày nay.

   Nếu để ý, chúng ta có thể thấy rõ sự mệt mỏi, bất lực trong những ánh mắt nhiều người xung quanh. Rất nhiều người đang hoang mang, lạc lối, trầm cảm, bế tắc hoặc phát cuồng trong xã hội chạy theo các giá trị thực dụng này. Bất mãn, đó là yếu tố đầu tiên trong xu thế buộc phải thay đổi tư duy theo kiểu mới.

   Không tin, bạn hãy thử đứng ở cửa ra vào của một tòa chung cư bất kì và hỏi vài người ngẫu nhiên câu hỏi: “anh/chị/ông/bà/chú/cô… có cảm thấy thực sự hài lòng về cuộc sống hiện tại không?”. Và tôi cá là để nhận được câu trả lời thật lòng là “”, có lẽ là hơi khó đấy; hẳn bạn sẽ hoài nghi với khẳng định của tôi, đúng không? Lý do cho sự bất mãn trong hầu hết các câu trả lời nhận được thì nhiều lắm, vì tôi đã làm điều đấy để thu thập dữ liệu cho bài viết này, chúng ta sẽ khám phá dần nhé!

   Viễn cảnh về tương lai của nhân loại sẽ như thế nào? Đây không phải câu hỏi trừu tượng và đã đến lúc chúng ta cần nghĩ đến nó. Liệu các quốc gia lớn có thể chung sống hòa bình với nhau không? Liệu các nước có thể cùng hợp tác để giải quyết các vấn đề chung của trái đất không? Trái đất này là của chúng ta, nó không là sở hữu riêng của một quốc gia nào hay một nhóm thế lực nào. Do đó, việc quan trọng là phải dẹp bỏ sự chia rẽ để có một cơ cấu xã hội và kinh tế khác hẳn hiện tại. Muốn giải quyết các vấn đề phức tạp này, chúng ta cần vươn ra khỏi ảnh hưởng của các triết lý, ý thức hệ, hay lý thuyết đã quá lỗi thời, không còn giá trị thực tế nữa. Hiện giờ, một số quốc gia vẫn lấy các ý thức hệ đó làm bình phong để tồn tại. Câu hỏi đặt ra là viễn cảnh này, quan niệm mới này như thế nào?!

   Đã có nhiều giả thuyết về tương lai của nhân loại. Có người đưa ra hình ảnh rất lạc quan nhưng cũng có người cho rằng tương lai rất ảm đạm, nếu không muốn nói đến sự diệt vong của thế giới. Dĩ nhiên, ai cũng có lý lẽ riêng, tùy cách nhìn hay sự tưởng tượng của họ. Nhưng cho đến nay chưa có ai đưa ra viễn cảnh nào thuyết phục được hầu hết số đông. Còn những cảnh báo nguy hiểm thì những nhà khoa học vẫn đưa ra, nhưng không nhiều người quan tâm hay trăn trở về những cảnh báo đó, họ cho rằng đấy không phải việc của họ.

   Viễn cảnh là yếu tố quan trọng. Nó không thể chỉ là sự tưởng tượng mà phải là mô hình thực tế, một mô hình mọi người có thể chấp nhận và tin rằng nó có thể xảy ra. Khi sự bất mãn gia tăng đến cùng cực nó sẽ thúc đẩy con người hành động theo cách phản kháng, nhưng họ sẽ không thành công nếu chưa biết rõ tương lai mà họ muốn là như thế nào? Do đó, nhiều người, nhiều quốc gia đang hành động bừa bãi theo tham vọng nhất thời, bất chấp việc đó có thể sẽ đưa nhân loại đến những viễn cảnh tồi tệ hơn. Những hành động ích kỷ, mưu mô ấy nằm trong tầm nhìn ngắn hạn, chứ nào phải hành xử vì tương lai dài lâu. Điều quan trọng nhất bây giờ là phải có mô hình, phương thức đúng đắn về một xã hội tương lai, vì chỉ khi nào con người có một mục đích rõ ràng đáng để dốc lòng theo đuổi thì họ mới kiên trì hành động và đạt được thành công!

   Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hầu như sự thay đổi nào cũng diễn ra từ bên ngoài. Định luật “Mạnh được yếu thua” hay “Thắng làm vua – thua làm giặc” đã trở thành khuôn mẫu cho mọi cuộc cách mạng, vì các nhà lãnh đạo đều tin rằng quyền lực là yếu tố chính để tạo ra thay đổi. Nhưng bản chất quyền lực là gì nếu không phải lòng tham? Hầu hết các học thuyết về chính trị, kinh tế chỉ là những hệ thống đặt ra để củng cố quyền lực và phục vụ cho quyền lợi của thiểu số. Bản chất của chúng không hề mang lại hạnh phúc hay công bằng cho đa số. Trong lịch sử, người ta chứng kiến những sự thay bậc đổi ngôi, tranh chấp quyền lực diễn ra giữa một thiểu số người nhưng đa số phải gánh chịu những hậu quả không thể tưởng tượng…

   Điều tôi đang muốn nói là cuộc cách mạng sắp tới sẽ khác hẳn các cuộc cách mạng trước đây, vì nó sẽ là sự thay đổi diễn ra từ bên trong, một cuộc cách mạng để chuyển hóa tư duy con người. Do đó, người ta không thể kỳ vọng một điều gì đó đến từ bên ngoài tạo tác động tốt để đáp ứng mong mỏi của họ nữa. Người ta buộc phải tìm cách thay đổi chính mình để có thể nhận rabắt kịp trào lưu tiến hóa mới này (nhanh còn kịp). Tôi muốn nói đến một cuộc cách mạng không bạo động, không đổ máu, không thay đổi quyền lực, một cuộc cách mạng CHÂN NGÃ để xây dựng lại con người, xây dựng lại con người từ cái gốc rễ bản nguyên tốt đẹp của nó mới hòng hy vọng cứu vãn được tình thế cấp bách đang đối mặt hiện nay của loài người!

   Thế giới hiện nay là một ngôi nhà đang bốc cháy mà mọi người trong đó vẫn không ý thức được gì. Họ vẫn mải mê với việc tranh danh đoạt lợi, cướp bóc, chiếm đoạt lẫn nhau mà không biết ngày tàn và cái chết đã gần kề!

   Hầu hết các tai họa xảy ra trong thời gian sắp tới đều bắt nguồn từ sự vô cảm, dối trá, tàn ác, giết chóc (ăn mặn, mặc đồ da đồ lông thú… cũng được xem như gián tiếp giết chóc), tất cả những hành vi này sẽ dẫn đến những hậu quả không thể tránh khỏi!

   Đang cùng chung sống trước sự xáo trộn lớn của xã hội, đối mặt với đại dịch covid19 ngày càng phức tạp, tôi không thể không chia sẻ với bạn những điều đang thôi thúc trong lòng trắc ẩn của mình, tôi nghĩ đấy cũng là trách nhiệm cá nhân với cuộc đời này đồng thời cũng là sứ mệnh của mỗi chúng ta! Đâu đó trong giáo điều của các tôn giáo, đâu đó trong những bộ phim viễn tưởng có nói về ngày tận thế và thời điểm ấy chắc không còn xa. Liệu chúng ta có tránh khỏi được sự tận diệt không, khi mà đại dịch cũng như thảm họa thiên tai đang ào ạt kéo đến?!

   Tuy nhiên, đừng thấy hoa nở mà ngỡ xuân về, mọi sự đều có thể thay đổi và luôn thay đổi, không có gì bất biến. Không phải trong giáo điều nói có tận thế thì sẽ xảy ra đúng như thế. Nó có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra. Việc này tùy thuộc vào cộng nghiệp chung của nhân loại. Cộng nghiệp này lại phụ thuộc vào sự hiểu biết. Nếu nhân loại đủ hiểu biết để chuyển đổi cộng nghiệp thành thiện nghiệp, để cùng nhau thay đổi thì may ra mới thoát được tai họa này.

   Thời gian sống trên cõi đời này của chúng ta không còn nhiều. Mỗi ngày trôi qua, quãng đường ra đến nghĩa trang của chúng ta ngắn lại càng nhanh, nên chúng ta cần nhìn nhận ngay và hành động nhanh còn kịp.

   Thảm họa đại dịch covid19 này giúp ta hiểu rằng thời gian là cái không thể lãng phí được. Ta biết là ta có thể ra đi bất cứ lúc nào, có thể vì dịch bệnh, vì tai nạn, vì đột quỵ… Đã đến lúc chúng ta rất cần sống phần đời còn lại này thật có ý nghĩa để có thể cứu vãn cho thế hệ sau của chúng ta. Nếu ta cứ tiếp tục sống với những ham muốn vị kỷ thì làm sao giữ được trạng thái đời sống tốt đẹp cho tương lai khi mà đời sống nhân loại đang bị tàn phá với tốc độ chóng mặt? Tôi muốn được đồng hành cùng các bạn trên hành trình tự chữa lành từ việc nhỏ nhất. Do đó, tôi muốn chúng ta làm thật nhiều việc hữu ích cho nhân loại trong thời gian hữu hạn còn lại!

   Hiện nay thế giới đang ở trong giai đoạn hủy hoại và có thể sẽ bước vào giai đoạn tận diệt. Đây là thời đại mà những điều tốt diễn ra thì ít còn những điều xấu thì tràn lan khắp nơi. Con người ngày càng trở nên ích kỷ, tham lam, ham quyền lựchung bạo hơn trước. Hiện nay, khắp nơi xảy ra thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, tất cả là để cảnh báo về sự hủy diệt sắp xảy ra. Thế nhưng mọi người vẫn dửng dưng quan sát, bình luận một cách vô cảm, như thể đó không phải là việc của mình, không can hệ gì đến mình. Nhưng vũ trụ luôn có nhân quả. Quả không thể trổ khi không có nhân từ con người sống trên hành tinh này.

   Thế giới như căn nhà đang bùng cháy mà con người sống trong đó vẫn cảm thấy vô can. Người ta chỉ biết sợ khi tai họa xảy đến với chính mình. Hiện nay, đa số vẫn quy lỗi cho thiên nhiên, đất trời. Họ cho rằng bão tố, sóng thần, lụt lội, núi lửa phun trào, hạn hán, dịch bệnh đều do tự nhiên tạo ra, không phải do con người. Không con người nào có thể tạo ra được động đất hay bão tố được. Logic của mọi người là thế. Họ không hiểu rằng tất cả mọi sự xảy ra trên trái đất này đều tương quan chặt chẽ với nhauảnh hưởng lẫn nhau. Nếu nghĩ rằng con người không có trách nhiệm gì với những thiên tai đó thì chính là thiếu hiểu biếtvô cảm!

   Sắp tới, ngoài những thiên tai ghê gớm còn có những nhân tai – tai họa do chính con người gây ra nữa. Ngoài chiến tranh với vũ khí nguyên tử có sức hủy diệt hàng loạt, còn có dịch bệnh do chính con người gây ra bằng vũ khí sinh học có sức tàn phá ghê gớm hơn nhiều. Không phải chỉ có một dịch bệnh rồi thôi, mà sẽ còn nhiều, hết dịch bệnh này sẽ đến dịch bệnh khác, nguy hiểm hơn bội phần. Khi băng tan ở Bắc cực và Nam cực thì sẽ giải phóng ra những mầm bệnh kinh khủng đã chôn vùi cả triệu năm, phát tán đi khắp địa cầu.

   Hẳn bạn còn nhớ dịch bệnh SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) bùng phát vào năm 2002 tại Trung Quốc, lây lan ra toàn thế giới. Trong quá khứ đã có nhiều dịch bệnh xảy ra và các nhà khoa học có thể tìm ra cách chữa, nhưng những dịch bệnh sắp tới sẽ ghê gớm hơn nhiều, phát xuất từ những chủng virus mới có thể đột biến liên tục và có khả năng lây lan rất nhanh. Nó lan truyền trong không khí, đi khắp thế giới. Hết bệnh này sẽ có dịch bệnh khác, cái đến sau lại ghê gớm hơn cái đến trước. Không nơi chốn nào trên hành tinh có thể né tránh được tai họa này. Nó sẽ phá hoại các cơ quan nội tạng của con người, cho nên dù không chết, bệnh nhân cũng sẽ phải chịu đựng những triệu chứng phụ nghiêm trọng, khổ sở suốt đời. Bệnh này tấn công cả người lớn lẫn trẻ con, ngay như trẻ sơ sinh hay thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể mắc và khi sinh ra sẽ chịu khổ sở vì các triệu chứng lạ lùng. Sự hỗn loạn, bất an và xáo trộn sẽ tạo cơ hội cho những kẻ có sẵn tham vọng gây ra chiến tranh để đạt được mục đích. Con người tiếp tục xung đột, tranh giành quyền lực, giết hại lẫn nhau vì lòng tham lam và sân hận quá lớn, không thể dập tắt được. Nếu thiên tai không giết được loài người thì nhân tai cũng sẽ giết, rồi thì chiến tranh quy mô lớn cũng sẽ dự phần vào việc đó.

Link bài viết trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=RVQ1izs4IoM&t=45s


   Hiện nay con người đã đi quá xa trên phương diện phát triển tri thức hướng ra bên ngoài, chính điều đó khơi gợi lòng tham lam, sự ích kỷ, gây ra tranh giành, chiếm đoạt, hận thù và rồi dẫn đến chiến tranh. Do đó, nhân loại cần phải phát triển về phương diện thức tỉnh tâm linh để đảo chiều sự tiến bộ của tri thức, thay vì tri thức hướng ra ngoài, ta cần hướng vào bên trong, tìm lại sự quân bình năng lượng tâm thức, nếu không thì khó tránh được sự hủy diệt.

   Thế giới tương lai chỉ dành cho những người có đức hạnh. Những kẻ hung ác, tàn bạo, ích kỷ sẽ bị loại bỏ. Nếu người lãnh tụ quốc gia có đức hạnh thì quốc gia sẽ tồn tại. Nếu đó là kẻ chuyên chế, bạo tàn, muốn thống lĩnh, muốn chiếm đoạt tất cả thì sớm muộn cũng sẽ mất tất cả, quốc gia đó sẽ bị chia rẽ thành nhiều vùng, bị xóa tên khỏi bản đồ hoặc bị thay thế bằng những quốc gia mới nhỏ hơn.

   Những đế quốc từng hùng mạnh như Ai Cập, Babylon, Hy Lạp, La Mã mà nay chỉ còn hiện diện trong những trang sách sử. Hiện nay không có mấy người hiểu được quy luật vũ trụ. Không có mấy người hiểu rằng làm ác thì phải gặp quả báo, đã gieo nhân thì ắt gặt quả. Sở dĩ con người gặp hoạn nạn là vì trước đó đã tạo nghiệp ác và đã đến lúc phải trả nghiệp. Lịch sử cũng có ghi chép về những vị hoàng đế vô đạo, độc tài, tàn bạo mà chẳng có ai kéo dài quyền lực được lâu. Hitler lập kế hoạch trăm năm cho chế độ quốc xã của Đức thống trị Châu Âu, nhưng tung hoành chỉ được 10 năm 271 ngày đã sụp đổ tan tành, bản thân thì phải chết bằng tự sát. Alexander đại đế dùng vũ lực tạo nên một Đế quốc Hy Lạp vĩ đại nhưng ngắn ngủi, ông cũng chỉ thọ được 32 tuổi – ngay sau khi ông chết, Hy Lạp rơi vào cảnh nội chiến tương tàn, nền văn minh suy thoái…

   Có bao giờ ta đặt câu hỏi tại sao thế giới ngày nay bị chi phối quá nhiều bởi đồng tiền không? Mọi lý thuyết về kinh tế, chính trị, thương mại đều lấy tiền bạc làm trọng tâm, làm mục đích. Quan niệm đề cao đồng tiền đã ăn sâu vào đời sống con người trong thời buổi hiện tại. Từ người lớn đến trẻ nhỏ đều chỉ nghĩ đến kiếm tiền, rồi lòng tham trở nên quá độ lúc nào không hay. Cũng vì đồng tiền, có người sẵn sàng lừa gạt, hãm hại người khác, thậm chí giết người. Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh của công nghệ, còn góp phần khiến con người ngày càng ít đi phần nhân tính. Đồng tiền có sức mạnh của nó, nếu biết sử dụng nó, điều khiển nó chứ không để nó điều khiển mình, thì chúng ta làm được nhiều điều hữu ích. Chúng ta đã có cơ duyên hiểu biết được nhiều hơn về tương lai, ta có thể sử dụng tiền để phục vụ nhân loại…

   Việc gì cũng cần có người tiên phong, đã có nhân duyên chạm phải bài viết này, tôi rất hy vọng chúng ta quyết định phải thay đổi chính mình trước. Nếu mọi người ham muốn gì thì ta sẽ làm ngược lại, nghĩa là từ bỏ cái ham muốn đó. Nếu mọi người chỉ làm việc để có lợi cho bản thân thì ta chỉ làm những gì có lợi cho người khác. Chúng ta sẽ làm những điều không ai muốn làm, chỉ nhận những gì không ai muốn nhận. Phải nỗ lực hết sức như thế thì mới mong cứu vãn được tình thế cấp bách hiện nay, các bạn thân mến của tôi!!!

   Ngày nay mọi người vẫn suy nghĩ theo những quan niệm hay thế giới quan đã được hệ thống hóa. Thật ra, quan niệm chỉ là những “cặp kính màu” mà mọi người nhìn ra thế giới bên ngoài. Khi chúng ta chấp nhận quan niệm nào đó, chúng ta bị giới hạn bởi nó. Cái mà chúng ta cho là “Sự thật” thật ra chỉ mang tính tương đối, bởi ta đánh giá nó là sự thật thông qua cặp kính màu của một quan niệm nào đó mà thôi. Một khi chấp nhận quan niệm nào đó rồi, chúng ta không mấy khi đặt câu hỏi về giá trị của nó hay về những tác động nó tạo ra với nhân loại. Mọi người sống và tin tưởng theo quan niệm mà họ đã chấp nhận, những gì không phù hợp với quan niệm này thì sẽ bị coi là vô giá trị. Khi người ta được thoải mái trong một quan niệm nào đó thì họ không thể nhìn thấy gì khác.

   Ngày nay, nếu ai nói trái đất là trung tâm của vũ trụ và mặt trời, mặt trăng và mọi hành tinh đều quay quanh trái đất thì chắc ai cũng bật cười vì khoa học đã chứng minh được quan niệm đó là hoàn toàn sai. Tuy nhiên, cách đây vài thế kỷ, bất cứ ai nói rằng mặt trời là trung tâm, còn trái đất và các hành tinh khác đều quay quanh mặt trời thì sẽ bị thiêu sống ngay. CopernicusGalileo bị ghép tội là phù thủy, là kẻ dị giáo chỉ vì quan niệm của họ quá mới, thời đại của họ không chấp nhận được. Phải mất thời gian rất lâu, với các dữ kiện khoa học cụ thể, người ta mới thay đổi được quan niệm khoa học sai lầm kia. Khi quan niệm thay đổi thì con người cũng sẽ thay đổi. Cuộc cách mạng chuyển hóa tư duy là sự thay đổi quan niệm về những giá trị hiện tại dưới cách nhìn mới. Vậy cách nhìn mới là như thế nào?!

   Ngày trước khi tôi còn là giảng viên đại học, có lần, khi tôi nhận dạy một lớp mới, đã có một kỉ niệm khiến tôi thấy rất thú vị! Khi tôi bước vào lớp, ngay lập tức tôi đã bị ấn tượng bởi lần đầu trong sự nghiệp giảng dạy, tôi bắt gặp trường hợp hai cậu sinh viên sinh đôi trong lớp. Vì là lớp mới và cũng là tiết đầu tiên, nên tôi muốn dành chút thời gian để làm quen các học trò.

   Khi tôi điểm danh tên của 2 cậu sinh viên sinh đôi đó xong (vì 2 cậu này giống nhau như 2 giọt nước), tôi liền hỏi: “Hai em là song sinh phải không?”.

   2 sinh viên này đồng thanh: “Không, thưa thầy!”.

   Một thoáng bối rối, cố trấn tĩnh tôi gặng hỏi: “Nhưng thầy thấy 2 em giống nhau cả giọng nói mà?”.

   Vâng, đúng là như vậy, nhưng bọn em còn một em nữa học ở trường khác”, một đứa đáp lại.

   Tôi hạ giọng: “Nghĩa là các em là sinh ba chứ không phải song sinh?”.

   Dạ đúng ạ!”

 

   Sau lần đó, tôi càng thấm thía thêm câu nói: “Những gì bạn nhìn thấy chưa hẳn là như vậy”. Tôi cần nhìn nhận khách quan hơn và không quá lệ thuộc vào sự việc hiện tại. Sự việc hiện tại đã giới hạn suy nghĩ của chúng ta, nó tượng trưng cho quan niệm, cho thế giới quan của chúng ta hiện nay. Muốn giải quyết vấn đề, chúng ta phải thay đổi quan niệm bằng một góc nhìn mới, vượt lên trên những lý luận, giả thuyết cũ, những điều chúng ta cho rằng không thể xảy ra. Đó là sự chuyển hóa hay thay đổi quan niệm, chuyển đổi tư duy - thế giới quan.

   Tôi tin rằng giải pháp cho nhu cầu của nhân loại không phải điều gì phức tạp hay khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Thực ra nó chỉ là giảm bớt các nhu cầu, đòi hỏi, lòng tham, ham muốn sở hữu và tiêu thụ, để cùng nhau giải quyết các việc chung của nhân loại như bảo vệ môi sinh, tiêu trừ bệnh tật… Nền kinh tế hiện nay vốn theo mô hình được đề xướng từ thế kỷ trước, chủ trương khuyến khích tiêu thụ, giúp các xưởng máy sản xuất vận hành và tạo ra việc làm cho mọi người. Mô hình này dựa trên nguyên tắc cung và cầu. Dựa vào nhu cầu tiêu thụ để xây dựng kinh tế và tạo ra việc làm. Mọi người càng tiêu thụ, xưởng sản xuất càng phát triển, tạo ra nhiều việc làm hơn. Dân chúng có việc làm, kiếm ra tiền thì sẽ tiêu thụ nhiều hơn và kinh tế theo đó phát triển lớn mạnh. Nhưng mô hình này đã gây ra nhiều hậu quả tai hại trong môi sinh và xã hội.

   Bất chấp sự phát triển kinh tế, sự bất mãn của con người với đời sống vật chất vẫn ngày càng tăng, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, trái đất ngày càng nóng lên, thiên tai gia tăng cường độ, nỗi ám ảnh chiến tranh và vũ khí nguyên tử ngày một đe dọa nhân loại hơn, dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp...

   Trước đây chỉ có một số cường quốc có vũ khí nguyên tử, nhưng ngày nay các nước nhỏ cũng chạy đua vũ trang, nghiên cứu vũ khí nguyên tử, khiến nguy cơ chiến tranh ngày một lớn. Chỉ một biến cố nhỏ hay một lãnh tụ điên rồ, tùy hứng thì cũng có thể tận diệt cả thế giới. Do đó, người ta lại nghiên cứu một loại vũ khí khác, loại có thể tiêu diệt con người nhưng không phá hủy thế giới. Vậy là vũ khí sinh học được bí mật nghiên cứu. Chỉ một loại vi trùng được cấy ghép, thay đổi yếu tố di truyền để trở nên nguy hiểm và lây lan thật nhanh là có thể khuynh đảo thế giới. Đó là chiến tranh sinh học. Thế giới ngày nay đúng thật là ngôi nhà đang cháy mà con người trong đó vẫn vô tư không biết, không quan tâm lo lắng gì.

   Vì vậy chúng ta cần một mô hình thực tế cho tương lai, hay viễn cảnh cho nhân loại. (Tôi sẽ bàn kĩ hơn ở các phần tiếp theo). Khi số đông đã bất mãn với đời sống hiện tại và nhìn thấy viễn cảnh tương lai tốt đẹp hơn thì yếu tố duy nhất còn lại chỉ là hành động.

   Chính Albert Einstein đã nói: “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng chính những tư duy đã tạo ra vấn đề đó”. Chúng ta phải thoát ra khỏi cái hộp bao bọc – vùng an toàn cá nhân, suy nghĩ theo cách khác đi, vượt khỏi khuôn khổ, mới mong tìm ra được giải pháp.

   Ngày nay, người đưa ra quan niệm mới có thể không còn bị ghép tội là dị giáo hay phù thủy như xưa, nhưng cũng chỉ nhận được sự thờ ơ của quần chúng vì họ chưa hiểu hay chưa thể chấp nhận. Đây chính là yếu tố, là sự kháng cự, trở lực, không muốn thay đổi. Đó cũng là lý do Corpenicus và Galileo từng bị lên án, xử tội. Những kẻ bảo thủ khi đó đã kháng cự sự thay đổi. Nên để thay đổi tư duy, rất cần sự đồng lòng cùng một chí hướng của tất cả mọi người!

   Một xã hội lý tưởng được xây dựng trên nền tảng “đại gia đình”, nơi mà mọi người sống thân thiện, quây quần, giúp đỡ và hướng dẫn nhau như trong một gia đình. Đó là một xã hội mà trẻ con được giáo dục qua hành động chứ không phải chỉ bằng từ chương, lối văn chương đẹp về hình thức nhưng sáo rỗng, không có giá trị trong đời sống thực tế. Thay vì phải học theo hệ thống gò ép với quy luật chặt chẽ, thì trẻ sẽ được hướng dẫn để mở mang trí tưởng tượng phong phú, thuận theo tự nhiên. Trong xã hội tốt đẹp này, thay vì chữa bệnh bằng công cụ khoa học thì người ta dùng sức mạnh của tư tưởng, bằng một sự phối hợp giữa tâm và thân để mọi bệnh tật đều có thể tự chữa lành... Xã hội tương lai này sẽ xây dựng trên tình thương khi sự áp chế bằng luật pháp bị thay thế bằng hiểu biếttrách nhiệm!!!

   Tôi cực lực lên án nền văn minh tiến bộ thiên về sự hưởng thụ đã đưa con người vào một đời sống bất công, với các thảm cảnh bóc lột tàn nhẫn và tôi tin rằng giải pháp là truyền thống yêu thương, sẻ chia, một tri thức hướng nội hướng vào bên trong sẽ hàn gắn thế giới này.

   Từ khi đại dịch covid19 bùng phát, tôi đã dành trọn thời giờ để đọc sách và nghiên cứu về sự thay đổi có thể xảy ra trong tương lai. Tôi nhận thấy những tác phẩm văn chương của thế kỷ trước phần lớn đều đề cập đến sự tuyệt vọng, chán nản, bất mãn, đặc biệt là mất niềm tin. Dĩ nhiên làm sao người ta có thể lạc quan khi thế giới đang trong một lò lửa, khi súng đạn và bạo lực trở thành luật lệ, khi quyền lực và áp chế trở thành chính sách, khi xâm lược và chiếm đoạt là đường lối, khi tiền bạc là mục đích và thành công là đích đến, khi cạnh tranh, giành giật là lẽ tất nhiên…

   Hàng ngày, trên mạng, tôi thấy quảng cáo quá nhiều khóa học đào tạo về thành công và tiền bạc cho người lớn và cả trẻ nhỏ, mọi người hùng hục lao vào học để thành công hơn; vì họ được cài đặt vào trong tiềm thức ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường một thế giới quan: "tiền bạc là mục đích và thành công là đích đến"; mà không thấy mấy khóa học giải thích căn nguyên tại sao trái đất ngày càng nóng lên, tại sao dịch bệnh lại phát triển, tại sao con người ngày càng chết sớm hơn vì ung thư… thật đáng tiếc!

   Chúng ta lăn xả với những tham vọng lớn lao, với ước muốn hưởng thụ một cuộc sống thoải mái, tiện nghi hơn... Chúng ta đau đáu, trăn trở trong những câu hỏi: "Tại sao?", "Làm thế nào?"… để giàu có hơn, trong khi không mấy ai hỏi “làm thế nào để cuộc sống tử tế hơn?”,... để rồi vũng đầm lầy của sự THIẾU HIỂU BIẾT nó nhấn chìm ta và người thân trước khi chúng ta kịp chạm tay vào hạnh phúc!

   Nhà tâm lý William James đã viết: “Trong các sinh vật, chỉ có con người là có thể thay đổi số phận của mình. Con người có sự tự do và cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà họ có thể thực hiện chính là thay đổi tư duy bên trong, nhờ đó họ có thể thay đổi thái độ của mình với đời sống bên ngoài”. Do đó, tôi hy vọng chúng ta có thể đem lại cho thế hệ sau những lý do chính đáng để tin tưởng vào tình người. Để giải quyết vấn đề và khôi phục lại trái đất của chúng ta.

   Làm người ai rồi cũng sẽ chết, nhưng khi nào chết là điều không ai biết trước được. Do đó, chúng ta phải biết nhìn lại và điều chỉnh cách sống, sống như thế nào để không uổng phí một kiếp người. Cho dù có tiền rừng bạc biển, có công danh phú quý bao nhiêu thì sau cùng cũng chỉ là phù du, không ai mang theo những thứ đó được. Cái duy nhất đi theo chúng ta là những cái “nhân”, cả tốt lẫn xấu, mà chúng ta đã gieo, đợi đến ngày gặt “quả”. Tri thức chúng ta trước giờ không nói đến việc này, nên ít ai ý thức được. Dù khoa học đã nói về “động lực” và “phản lực” nhưng cũng chỉ trong phạm vi vật lý chứ không phải trong cuộc sống. Do đó, vấn đề cần thiết là làm sao chỉ rõ và cảnh tỉnh cho mọi người về luật Nhân quả thì may ra thế giới mới có thể khác đi và tươi sáng hơn được.

   Tương lai nhân loại, nỗi lo con người bị chia cắt, cô độc bởi công nghệ. Sự phát triển quá nhanh của công nghệ và sự lạm dụng sản phẩm công nghệ đã khiến con người bị mê hoặc, cô lập khỏi thế giới thật, mất đi sự kết nối giữa con người với con người. Chúng ta thấy trên đường, bến xe, đầy những con người vừa di chuyển vừa dán mắt vào màn hình điện thoại, trong quán cà phê hay chốn công cộng, người ta chuyện trò với nhau thì ít mà tương tác với đồ chơi công nghệ thì nhiều. Trong những gia đình, vợ chồng, con cái có những lúc ngồi bên nhau nhưng mỗi người một chiếc điện thoại, chẳng buồn để tâm đến nhau và đánh mất những kết nối gia đình thiêng liêng. Công nghệ đã dựng lên những bức tường ngăn cách vô hình giữa con người, khiến sự kết nối nhân tính và thẩm mỹ, văn hóa đại chúng xuống dốc. Thời gian sống của chúng ta đã san sẻ cho chiếc màn hình bé nhỏ đó quá nhiều mà quên đi một thế giới rộng lớn đang hiện hữu. Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều thứ, đánh mất nhiều thứ, trong đó đáng tiếc nhất chính là những cảm xúc tự nhiên, những kết nối yêu thương. Tình người là nền tảng cho văn minh nhân loại, nay đang dần mất đi trong mỗi con người…

   Chúng ta thường hô hào khẩu hiệu “đuổi kịp và vượt lên” trong thể thao, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác nhau, mà tôi chưa thấy “đuổi kịp và vượt lên” trong vấn đề đạo đức của mỗi cá nhân con người. Thực ra, với đạo đức ta không cần đao to búa lớn làm gì cả, mà chỉ cần chúng ta dừng lại và quay về! Tại sao, tại vì bản nguyên đạo đức của con người là hoàn toàn tốt đẹp, chỉ vì chúng ta bị cuốn vào thùng thuốc nhuộm của chạy đua vật chất, nên lâu ngày, đạo đức ấy bị bào mòn và thoái hóa lúc nào không hay!

   Chỉ cần ta dừng lại, nghỉ ngơi và bắt đầu quay về với QUÊ HƯƠNG TINH THẦN của chính mình, thế là đủ! Chúng ta hãy chung sức hợp lực để biến đại dịch Covid19 thành đại dịch cuối cùng!

   Hãy hình dung, việc chạy theo vật chất, danh vọng, địa vị,… khác nào ta đang điều khiển một con tàu lao vù vù ngoài đại dương bao la, rồi không biết sẽ đi về đâu…? Và rồi khi va phải đá ngầm hay bất cứ một mối nguy nào ngoài biển cả, trên thân tàu bắt đầu có những lỗ thủng hoặc rạn nứt, chúng ta bắt đầu tìm mọi cách thật khẩn trương để bịt chúng lại khác nào thế giới đang thần tốc tìm mọi cách để chặn đứng đại dịch covid19 cũng như nhiều thảm họa tương tự khác như cháy rừng hay nước biển dâng… đang diễn ra; khi nước biển đang ào ào tràn vào thân tàu qua các lỗ thủng của thiên tai, bệnh dịch…, mọi người có nhận thấy là tình trạng đang rất nguy kịch, chỉ một lúc nữa thôi, con tàu sẽ bị nhấn chìm vào lòng đại dương mịt mùng không lối thoát…!

   Còn ngẩn người ra làm gì nữa, còn nghĩ gì nữa đây?! Thật nhanh, chúng ta hãy mang các vật dụng thiết yếu nhất lên xuồng cano cứu hộ và quay lại thôi “QUAY ĐẦU LÀ BỜ”, nhanh còn kịp!!

   “Nếu biết dừng lại đúng lúc, biết nhận ra sai lầm và sửa chữa, con người ta sẽ không bị suy sụp”.

 

   Hành trình TỰ CHỮA LÀNH bắt đầu…


#hanhtrinhtuchualanh #hànhtrìnhtựchữalành #hanh_trinh_tu_chua_lanh #hành_trình_tự_chữa_lành #daulaxahoikhongminhtriet #đâulàxãhộikhôngminhtriết #dau_la_xa_hoi_khong_minh_triet #đâu_là_xã_hội_không_minh_triết #nguoigiaulongtracan #nguoigiaulongthuongcam #nguoicotamcotam #covid19colambanthuctinh #minhtriet #gocsuyngam #dungtronchaymai #haydoimat #hayquayvevoiquehuongtinhthan #haygiacngo #haythuctinhtruocthientai #haytinhthuctruocdaidich #haygiacngotruocdaidichcovid19 #thungthuocnhuomcotrongtrolai #thung_thuoc_nhuom_co_trong_tro_lai #thùngthuốcnhuộmcótrongtrởlại #thùng_thuốc_nhuộm_có_trong_trở_lại #followus #followme #QuyetTamDayLuiDaiDichCovid19 #NiemTinChienThang #VungTinVietNam #KhongDeAiBiBoLaiPhiaSau #HAYSONGCUOCSONGCUAMINH #HAYDITHEOTRAITIM #HAYYEUTHUONGNHIEUHON #HAYGIAODUCHOPTAC #DUNGBITMOMLUTRE #GIAODUCHANHPHUC #DungNhoiNhetKienThucMayMoc #KYNANGCUOCSONG #HAYBAOVETRAIDAT #HAYBAOVEMOITRUONG #HAYBAOVEMETRAIDAT #EarthBuddies #HOCBANGCATRAITIM #GIAODUCCHUDONG #TRUONGHOCMO #GIAODUCTUDO #covid19 #corona #BeyondLoving #mamnonhoaanhdaoblogspotcom #kenhgiaoducso1vietnam #dophuchoaanhdao #hoaanhdaotayho #share #haycoductin #covid19danggocua #covid19đanggõcửa #covid19_dang_go_cua #covid19_đang_gõ_cửa

0 comments:

Đăng nhận xét