TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN

HEART AND DEVELOPMENT

CHIA SẺ ĐỂ YÊU THƯƠNG

CHO ĐI LÀ CÒN MÃI

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

Posted by Đỗ Hữu Phúc On 04:27

Chỉ là bất như ý


Người ta vẫn thường nói rằng nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thật ra, người nghèo có nỗi khổ của người nghèo mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên mới khổ. Còn người giàu lại sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ bị kẻ xấu lợi dụng hay hãm hại nên mới khổ. So ra cái khổ của người giàu còn phức tạp và nan giải hơn người nghèo. Phải chi trong xã hội ai cũng như ai, ai cũng sở hữu tài sản như nhau thì chắc chắn ý niệm giàu nghèo sẽ không có. Nhưng điều ấy không bao giờ là thực tế khi con người ngày càng ưa chuộng vật chất và xem đó là điều kiện căn bản của hạnh phúc. Cho nên, nếu ta may mắn không bị cuốn theo quan niệm của xã hội mà thoát ra khỏi ý niệm giàu nghèo, ta thấy sự hưởng thụ vật chất không phải là lý do lớn nhất để ta có mặt ở trên cõi đời này, thì chắc chắn ta sẽ không còn than nghèo khổ nữa.

 

Người ta cũng thường gộp chung cực với khổ, cực khổ. Nhưng bản thân của sự cực nhọc chưa chắc đã là khổ. Chỉ vì ta kháng cự lại nó, ta muốn mình không phải vất vả mà vẫn có đầy đủ mọi thứ tiện nghi như bao người khác nên ta mới khổ. Ta chỉ biết so sánh, đòi hỏi, chứ không chịu tìm hiểu căn nguyên sâu xa tại sao mình lại cơ cực. Chắc ta cũng đã từng chứng kiến, có những người chỉ cần người thân của họ qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, dù người thân ấy không thể tiếp tục lao động nữa, thì họ vẫn vui lòng đem hết thân mạng của mình ra để bảo bọc. Có những người làm công tác cứu hộ, họ biết lao vào lửa dữ, chui xuống lòng đất, hay đi ngang qua lằn tên mũi đạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng vì tình thương mà họ không hề xem đó là nỗi khổ. Có người lại cho rằng cái cực tâm trí mới thật là khổ, vì phải suy tính đủ điều mới gánh vác nổi công việc. Nhưng trong thời buổi kinh tế suy thoái mà còn có công việc để làm, để suy tính, thì đã là điều hạnh phúc lắm rồi. Cho nên, cực có trở thành khổ hay không là tùy vào thái độ của mỗi người.


Điều mà ta thường than thở với nhau nhiều nhất đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ, như là một sự thật không thể thay đổi. Thí dụ, ai đó tát vào mặt ta một cái có thể làm ta rất đau. Nhưng nếu ta biết mình có lỗi rất lớn với người ấy và sẵn sàng đón nhận, thì cái tát đó sẽ không làm ta khổ. Đằng này bằng một thái độ khinh miệt, họ đã "tặng" cái tát để sỉ nhục ta trước mọi người thì ta khổ thật đấy. Làm ăn bị thất bại khiến tiền bạc mất trắng ai mà chẳng đau xót, vì đó là mồ hôi nước mắt mà ta đã chắt chiu gầy dựng suốt bao năm trời. Nhưng từ cái đau ấy đến cái khổ vẫn còn một khoảng cách khá xa, nếu ta biết rõ nguyên nhân thất bại và chấp nhận sự thất bại ấy như một bài học kinh nghiệm. Và có lẽ, cái đau thống thiết nhất của nhân sinh chính là sự chia lìa, nên thường được ví như khúc ruột cắt đứt làm đôi (đoạn trường thương đau). Nhưng nếu ta ý thức được chuyện hợp tan là do nhân duyên, biết đâu chia lìa lại là cơ hội để hai bên cùng nhìn lại mình để tạo ra cái duyên mới tốt đẹp hơn trong tương lai, thì ta sẽ không còn thấy đó là nỗi thống khổ nữa. Quả thật, đau và khổ là hai cung bậc cảm xúc rất khác nhau.


Cuộc sống luôn có những điều hợp với ý ta nhưng lại mâu thuẫn với suy nghĩ của người khác, hoặc thỏa mãn nhu cầu người khác nhưng lại trái nghịch với sở thích của ta. Ngay với chính bản thân ta cũng có lúc "sáng nắng chiều mưa" mà chính ta còn không hiểu nổi, thì làm sao hoàn cảnh có thể làm vừa lòng ta mãi được. Có những điều trước kia ta ghét cay ghét đắng nhưng bây giờ lại rất yêu thích; có những thứ trước kia ta hết sức say mê nhưng bây giờ lại không muốn nhìn tới nữa; có những vấn đề trước kia ta vốn xem thường nhưng bây giờ lại cảm thấy quá hệ trọng. Giả sử mọi mong muốn của ta đều thành tựu hết thì thử hỏi ta sẽ trở thành cái gì và cuộc đời này sẽ ra sao? Vậy mà ta chỉ biết đòi hỏi, chứ không chịu suy xét nó có thật sự đúng đắn và phù hợp với khả năng của ta và hoàn cảnh hiện tại hay không. Rõ ràng cái khổ của ta không hẳn là cái khổ của kẻ khác. Vì thế, hầu hết những nỗi khổ mà ta thường kêu ca chỉ là sự bất như ý mà thôi.

Vậy thay vì than: "Tôi khổ quá!" thì ta hãy nên nói: "Nó bất như ý với tôi quá!". Cách gọi này chính xác hơn. Nó sẽ đánh động vào ý thức, giúp ta nhìn lại thói quen hay cách phản ứng của mình, thay vì cứ rượt đuổi theo đối tượng khác để đổ lỗi hay trừng phạt. Từ đó, ta sẽ nhận ra quan niệm "đời là bể khổ" chỉ là do cách nghĩ, hay chỉ là định kiến mà thôi.

 

- Minh Niệm -


Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2024

Posted by Đỗ Hữu Phúc On 10:56

TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN THỊT


Chúng ta đã thấy cấu tạo và sinh lý của loài người thuộc sinh loài ăn thảo mộc, nếu ăn huyết nhục nhất định sẽ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm và chết non (mục 1 - 2 và 3 chương này).

Vì sao vậy? Xin đề cập thêm một vài khía cạnh dưới đây:

a. Ăn thịt có hại như thế nào?

• Hóa chất độc:

Độc hại: Mục I - 2 - b chương này, chúng ta đã thấy: Thực phẩm từ động vật không phù hợp với cấu tạo, sinh lý của cơ thể loài người, nên khi ăn vào sẽ gây nhiều trở ngại, rắc rối, bệnh tật. Vấn đề nổi cộm hiện nay là thực phẩm từ động vật có chất cholesterol, rất độc hại. Trong khi ở thực vật hoàn toàn không có.

Bên cạnh đó, trong thời đại văn minh công nghiệp ngày nay, phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ được sử dụng rộng rãi, phế thải công nghiệp, khói bụi xe cộ... lan tràn khắp nơi, là những nguồn độc hại nguy hiểm khôn lường.

Thực vật lẽ ra chỉ hấp thụ nhiệt độ, ánh sáng, không khí, nước và các chất khoáng tự nhiên, thì nay lại hấp thụ và tích lũy cả các hóa chất độc. Đến động vật ăn thực vật lại tích lũy các chất độc đó rồi cô đặc gấp mười lần và rất bền vững, đặc biệt trong gan và mỡ, gây tai hại cho chính bản thân con vật và chờ dịp gây hại cho sinh vật nào ăn thịt chúng. Động vật ăn thịt lại tích lũy và cô đặc một lần nữa (gấp mười lần) các chất độc hại trong cơ thể chúng.

Đến lượt những người ăn thịt; mắt xích cuối cùng của chuỗi dây chuyền thức ăn, lại một lần nữa tiếp nhận, cô đặc và tích tụ những chất độc hại trong cơ thể mình, vì vậy tác hại còn nhiều hơn gấp bội! Đặc biệt nguy hiểm đối với bào thai và hài nhi vì phải tiếp nhận độc tố qua nhau thai và sữa mẹ!

• Phi tự nhiên: Thịt gia súc gia cầm chăn nuôi theo quy trình công nghệ hoàn toàn phi tự nhiên: Chuồng trại chật chội, có khi tới mức không thể vận động được, lại cách ly với môi trường xung quanh, nên con vật luôn bứt rứt, căng thẳng... Thức ăn công nghiệp còn trộn thuốc kháng sinh, thuốc kích thích, càng tạo nhiều độc tố rồi tích tụ lại, đã đầu độc cơ thể, đặc biệt hệ thần kinh, khiến nhiều vật nuôi trở thành “điên”!

• Mầm bệnh và độc tố: Bản thân con vật cũng bị một số bệnh có thể lây sang người, điển hình là bệnh cúm gia cầm do chủng vi-rút H5N1, bệnh heo tai xanh và gần đây nhất là bệnh bò điên, cúm heo... đã lan tràn rất nhanh. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam có lúc đã phải đóng cửa trường học!

Thông thường, khi bị bệnh do vi trùng, vi-rút, ký sinh trùng hay thậm chí ngã què... cơ thể con vật sẽ tích tụ mầm bệnh, độc tố, tà khí... Giải pháp đơn giản, kinh tế và “an toàn” nhất của các nhà chăn nuôi là giết những con vật bị bệnh, kém phẩm chất... làm thịt hộp để bán và xuất khẩu! Vì thế, thịt chẳng còn là thịt tự nhiên, sẽ kích thích sự phát triển các khối u ác tính và nhiều bệnh tật khác trong cơ thể người ăn.

Với những con vật bị ung thư hoặc bất kỳ khối u gì, thì may lắm là khối u đó được cắt bỏ, phần còn lại chứa đầy độc tố vẫn được bán như thịt chính phẩm. Tệ hại hơn, chính những khối u, những phần thịt không đạt tiêu chuẩn còn được nhập vào thịt vụn hoặc để làm dồi, xúc xích bán cho người ăn! Các bác sĩ thú y kiểm tra thịt biết rất rõ điều này. Chính vì vậy nếu ăn chay, chúng ta sẽ không phải lo thức ăn của mình đã chết vì bệnh gì!

Ngay cả thịt của những con vật hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng có độc tố, vì trong cơ thể chúng không ngừng sản sinh ra các chất độc từ các phản ứng đốt cháy bên trong từng tế bào, mô, các cơ quan... đào thải qua máu, thận, gan, mồ hôi... Khi bị giết, quá trình đào thải đột nhiên ngừng, các chất độc nằm lại tại chỗ và chờ để đi vào miệng người ăn!

• Tạo phản ứng axít: Thịt là loại thức ăn tạo phản ứng axít trong nội môi trường. Trứng cực Dương, rất khó tiêu, còn tạo axít mạnh hơn. Thịt và trứng làm suy giảm sức đề kháng, khiến các chất cặn bã dễ kết tủa, bám chắc trong các mô, cơ quan, nhất là thành mạch máu, gây trở ngại nghiêm trọng cho các hoạt động sinh lý bình thường, mở đường cho nhiều bệnh nan y cũng như sự hình thành, phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt còn làm tăng lượng ammoniac là yếu tố trực tiếp gây ung thư. Chính vì vậy người ăn nhiều thịt có tỷ lệ mắc các bệnh ở hệ tiêu hóa và ung thư cao hơn hẳn!

Ngoài ra, tính axít của thịt buộc cơ thể phải khởi động quá trình phân giải canxi từ xương, hoặc kết hợp với canxi trong thành phần thức ăn, gây nên bệnh loãng xương. Vì vậy quốc gia nào tiêu thụ nhiều thịt, nơi đó tỷ lệ dân số bị loãng xương càng cao!

• Trạng thái con vật khi bị giết: Điều mà rất ít ai, kể cả các nhà khoa học, chú ý đến, nhưng Phật giáo đã chỉ ra từ lâu lắm rồi: Trong cơn đau đớn quằn quại, khiếp đảm, tức giận, oán hờn... khi bị giết cơ thể con vật sẽ tiết ra chất chống đối. Chất độc này sẽ lan tỏa khắp cơ thể, giữ lại trong từng mạch máu, đường gân, thớ thịt và sẽ “tòng khẩu nhập”, làm xáo trộn tâm trí người ăn!

Thế mà khi mổ dê, người ta đã khử mùi hôi của nó bằng cách dùng roi đánh đập, làm cho con vật toát vã mồ hôi, kéo theo mùi hôi thoát ra. Hành hạ con vật trước khi giết nó như thế quả là độc ác, đã đành, nhưng điều đáng nói là khiến con vật quá sợ hãi, tức giận, phẫn nộ... nên tuyến thượng thận của chúng tiết ra rất nhiều độc tố. Đồng thời sự kháng cự, giãy giụa, quằn quại... hết sức trong tuyệt vọng còn đẩy mạnh phản ứng đốt cháy mãnh liệt bên trong cơ thể, càng xuất tiết nhiều độc tố hơn. Những chất cực độc đó lan tỏa khắp cơ thể con vật, chờ đến lúc đi vào mồm người ăn thịt chúng!

Lễ hội đâm trâu là trường hợp điển hình: Lòng “can đảm”, tinh thần “thượng võ” ở chỗ nào, mà người ta cột con trâu lại rồi dùng vũ khí đâm vào chỗ hiểm cho đến khi con vật gục ngã thì reo hò, uống rượu ăn mừng! Việc làm đó là vô cùng dã man vì đã hành hình con vật nuôi trung thành, đã gánh vác công việc đồng áng nặng nhọc giúp mình, trong khi nó vô tội và bị tước hết mọi khả năng tự vệ (*)!

(*) Một lần đi công tác tại Pleiku (Gia Lai) được mời tham dự lễ hội đâm trâu, nhưng tôi cương quyết khước từ vì không muốn chứng kiến hành động đối xử dã man với con vật hiền lành trung thành như vậy.

Bị giết như thế, con vật vô cùng đau đớn, oán hờn, sẽ tiết ra rất nhiều độc tố để chờ đến giờ lên mâm cỗ liên hoan!

Plutarch, học giả thông thái Hy Lạp nói: “Người ta bức tử những con vật ngây thơ, không móng vuốt để tự vệ, mà đáng lý ra, theo luật của Tạo hóa, chúng có quyền được sống bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như mọi loài khác”!

Nhà soạn nhạc kiệt xuất người Đức thế kỷ XIX R. Wagner khẳng định: “Sự sống của mọi loài đều có tính bất khả xâm phạm!”.

B. Franklin, nhà khoa học, chính trị gia nổi tiếng, một trong những người sáng lập nước Mỹ đã thốt lên: “Những người ăn thịt là những kẻ cố sát!”.

L. Tolstoi, đại văn hào người Nga lên án: “Những người ăn thịt là kẻ phản đạo đức, phạm tội sát sinh! Chúng ta không nên sai lầm chạy theo lối sống của các loài cầm thú, nếu chúng ta tự coi mình cao thượng hơn chúng!”.

Leonardo Da Vinci, danh họa, nhà khoa học, y sĩ lừng danh thời phục hưng, nhấn mạnh: “Những ai không biết quý trọng sự sống của các loài khác là những kẻ không đáng sống!”.

Pythagore, nhà toán học lừng danh, thiết tha kêu gọi: “Này bạn! Xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình bằng những thức ăn tội lỗi!”.

Và, hiển nhiên rằng, “Không sáng tạo ra được những sinh vật đó, thì chúng ta không có quyền cướp đi sinh mạng của chúng!” (Khuyết danh).

Trong “lễ hội chọi trâu”, người ta kích động cho những con trâu mộng lao vào cuộc tương tàn lẫn nhau hết đợt này đến đợt khác. Trong trạng thái căng thẳng và sử dụng cơ bắp tối đa kéo dài như thế, khiến các phản ứng đốt cháy bên trong và tuyến thượng thận tiết ra rất nhiều độc tố lan tỏa và ứ đọng khắp cơ thể. Nhưng ngay sau đó những con trâu chọi tội nghiệp ấy (dù thắng hay thua) liền bị cắt tiết, xẻ thịt! Chất độc trong cơ thể chúng chẳng còn con đường nào khác là lên mâm cỗ rồi ùa vào mồm những người liên hoan ăn mừng!

Sau lễ hội, nhiều kẻ vụ lợi đã bán thịt trâu chọi “giả” với giá khá hời! Nhưng tôi, thì tôi chúc mừng cho những ai “được” ăn loại “thịt giả” đó!

Có thể thông hiểu với điều trên đây nếu chú ý quan sát trên chính bản thân mình: Sau cơn giận dữ, sợ hãi tột độ, cơ thể trở nên mệt mỏi, rã rời, đau yếu... đó là do độc tố, đặc biệt từ hormone thượng thận tiết ra, thấm vào máu và lan truyền khắp thân thể.

Người ta đã mô tả sự việc sau: Hai vợ chồng trẻ nọ (ở Mỹ) xô xát nhau, người chồng không chịu nổi đã bỏ nhà ra đi, cô vợ còn gào thét chửi rủa theo. Đứa con mới sinh đang ngủ bật thức dậy khóc thét lên. Cô vợ vội ôm con, nhưng lửa phẫn uất đang ngùn ngụt, không biết làm gì, cô ấn vú vào miệng con vừa tiếp tục gào thét, chửi rủa... Đứa trẻ bú no thì chết ngay tức khắc! Xét nghiệm cho thấy hài nhi bị ngộ độc cấp tính! Chính chất độc do cơn thịnh nộ của người mẹ tiết ra đã tràn vào máu, tới sữa và giết đứa con thơ vô tội của họ! (Nhiều nước khác cũng thấy những hiện tượng tương tự vậy).

Một thí nghiệm vô cùng đơn giản nhưng nổi tiếng, để chứng minh hiện tượng trên, tiến hành như sau: Dẫn hơi thở của người đang trong cơn phẫn nộ vào tuyết trắng. Tuyết sẽ xám xịt lại. Làm tan chảy những tinh thể tuyết đó rồi tiêm vào chuột thí nghiệm. Chuột sẽ chết ngay trong chốc lát!

Những con vật nuôi nhốt trong điều kiện quá tồi tệ và bị giết trong trạng thái đau đớn, quằn quại đến tột cùng, như mô tả trên đây, chắc chắn thịt và sữa của chúng sẽ chất chứa nhiều độc tố đầu độc người ăn đến mức độ nào? Điều này giải thích vì sao khi ăn các động vật bậc thấp như tôm, sò, ốc, hến... sẽ ít độc hại hơn, vì hệ thần kinh của chúng chưa phát triển, nên không có phản ứng sợ hãi, tức giận, phẫn nộ trước khi chết. Mặt khác, chúng hầu như sống ngoài tự nhiên hoặc không bị nuôi trong các quy trình công nghệ hiện đại, điều kiện sống không cách ly với thiên nhiên, lại không bị xử lý các hóa chất độc (kháng sinh, thuốc kích thích, thuốc sát trùng)... nên không tích lũy các chất độc.

Tuy nhiên, trong tình trạng môi trường ô nhiễm nặng nề ngày nay thì các dòng nước, nhất là cửa sông, nơi hứng chịu nhiều chất độc, các sinh vật sống dưới đáy, nhất là bộ nhuyễn thể đã tích lũy khá nhiều kim loại nặng rất độc hại, vì vậy, tốt nhất không nên ăn chúng!

Mặt khác, xét ở phương diện giáo dục, có thể thấy điều vô cùng mâu thuẫn đến mức ngược đời là: Gia đình, nhà trường, xã hội luôn luôn dạy trẻ nhỏ phải biết yêu thương các con vật bằng mút, nhồi bông, đất nung, bằng gỗ... là những con vật ảo, nhưng lại ép các cháu ăn thịt những con vật thật đó! Tình thương yêu như thế chỉ là bề ngoài, giả dối! Thích ăn thịt, thì làm sao trẻ có thể thực sự thương yêu các loài vật đó được chứ?!

Điều nghịch lý đến kỳ lạ và sửng sốt là: Hàng ngày người ta cầu nguyện Thượng Đế, Giáo chủ tha tội cho mình, nhưng cứ liên tục phạm tội sát hại sinh mạng của những con vật khác, thì lời cầu nguyện của họ liệu có phải là “nỏ mồm, giả dối” không? Hàng năm cứ đến ngày lễ “Tạ ơn” là người ta thẳng tay “gây oán”, giết hàng loạt gia cầm. Đến ngày lễ “Phục sinh” là đua nhau “khai tử” hàng loạt gia súc để “ăn mừng”! Những dịp lễ tết, giỗ chạp... người ta luôn cầu nguyện cho ông bà, bố mẹ, người thân... đã qua đời được xá tội, mau chóng siêu thoát. Thế nhưng, mâm cơm cúng trên bàn thờ lại là xác của những con vật vô tội bị chết oan uổng bởi những hành động độc ác, dã man: cắt tiết, làm lông, phanh thây, mổ bụng, băm ra từng mảnh... thì những người được thờ cúng sẽ nhận được lời cầu nguyện hay tội lỗi?

Những ngày lễ tôn giáo đầy ý nghĩa như thế đã bị thực thi theo hướng hoàn toàn trái ngược. Liệu còn ý nghĩa gì nữa chứ?

Ăn thịt còn gây ảnh hưởng xấu, rộng lớn đến mức không thể lường hết được, nếu nhìn dưới góc độ xã hội, nhân văn: Việc ăn nhiều thịt của người giàu là nguyên nhân gây ra nạn chết đói cho người nghèo! (Lời ông Tổng thư ký Liên hợp quốc Kurt Walheim).

Vấn đề này hiện còn rất ít người quan tâm tới một cách nghiêm túc, thích đáng, kể cả những người tiên phong trong xã hội, để cảnh tỉnh lương tâm nhân loại!

Điều báo động khẩn cấp là, thói quen ăn thịt đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Người ta phải chặt phá rừng để lập trang trại và trồng lương thực cho chăn nuôi, điều này trước hết đã làm mất cân bằng sinh thái.

Mặt khác, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: Khí thải do chăn nuôi sinh ra nhiều hơn hẳn khí thải của ngành giao thông vận tải (vốn đang là sự nhức nhối, mối đe dọa quá lớn đối với loài người) càng đầu độc nghiêm trọng môi trường sống:

• Trên 60% khí thải trong khí quyển phát sinh từ ngành chăn nuôi, gấp bảy lần so với bình thường! Đặc biệt, chăn nuôi còn tạo ra nhiều khí metan, độc hại gấp 21 lần so với khí CO2. Trong khi CO2 còn có ích cho quá trình quang hợp của cây xanh, thì metan gây hại nghiêm trọng cho cả động, thực vật, và là tác nhân chính hâm nóng bầu khí quyển, làm cho băng ở Bắc cực và trên các đỉnh núi cao tan ra, dẫn đến các hậu quả khôn lường!

• Băng tuyết có vai trò như những tấm gương phản chiếu lại ánh nắng và nhiệt độ từ mặt trời chiếu xuống. Băng tan ra, chức năng này không còn nữa, nên trái đất càng bị hâm nóng hơn, từ đó bão tố, động đất, thiên tai... ngày càng nhiều, sự tàn phá ngày càng khốc liệt!

• Băng tan sẽ làm cho mực nước biển dâng cao, xâm lấn đất liền, diện tích trồng lương thực bị thu hẹp lại: Nước biển chỉ dâng lên một mét là hơn 100 triệu người dân sinh sống ở vùng thấp ven biển trên thế giới không còn chỗ ở! Nước biển dâng lên hai mét là toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và phần lớn đồng bằng sông Nile ở Ai Cập, hai vựa lúa lớn nhất của hành tinh và nhiều vựa lúa khác nữa, sẽ bị xóa sổ!

• Mặt khác, băng trên các đỉnh núi cao cũng giữ vai trò như tấm gương phản chiếu trở lại ánh nắng và nhiệt độ từ mặt trời chiếu xuống để giữ cho trái đất được ôn hòa, đồng thời còn là nguồn dự trữ nước, cung cấp từ từ cho các khe, suối, rồi đổ vào các sông. Khi băng tan hết, nguồn dự trữ đó không còn, lục địa sẽ khô hạn nghiêm trọng, đất đai khô cằn không thể trồng cấy được, cây cối sẽ chết hết! Nguy cơ thiếu lương thực càng tăng nhanh, nạn đói khủng khiếp càng đến nhanh!

• Băng tan, khí metan dưới lớp băng thái cổ thoát ra càng hâm nóng bầu khí quyển hơn. Lượng metan đó theo nước về các đại dương, đầm hồ lớn, hâm nóng khiến lớp metan trầm tích dưới đáy thoát ra càng làm cho nước nóng hơn nữa. Những vụ “cháy đại dương” như thế khiến nhiều loài sinh vật trong nước chết và có nguy cơ tuyệt chủng, các sinh vật trên bờ bị đe dọa nghiêm trọng!

• Lượng nước dồn vào đại dương, làm cho trọng tâm trái đất bị lệch đi, hành tinh này sẽ vừa quay vừa lúc lắc. Mỗi lần trái đất lúc lắc, mọi công trình trên mặt đất và con người bị văng ra xa hàng trăm mét và khi rơi xuống thì tan tành hết!

• Hiện tượng băng tan, nước dồn về đại dương, rất có thể dẫn đến trục quay của trái đất thay đổi, quỹ đạo chuyển động không như xưa nữa! Hậu quả khó mà lường hết được!

Lịch sử trái đất đã một lần bị loài khủng long tàn phá, khiến trục quay của nó bị lệch đi, mọi sinh loài trên hành tinh bị hủy diệt. Ngày nay, loài “khủng long hai chân” còn tàn phá hành tinh này nặng nề, toàn diện hơn, nên đại họa khó mà tránh khỏi!

Có thể nói, thói quen ăn nhiều thịt đang đe dọa, dẫn đến hậu họa tiêu diệt sự sống trên hành tinh này. Đây là điều cần cảnh báo khẩn cấp cho mọi người! Nếu không kịp thời chấm dứt tình trạng ăn thịt như hiện nay, thì thời gian chắc chắn không còn bao lâu nữa! Chỉ khi nào loài người chuyển ngay sang ăn thuần chay thì mới còn cơ may giảm bớt hoặc thoát khỏi đại họa khủng khiếp này!

Nhưng, hiện nay vẫn còn quá ít người thấu hiểu nguyên nhân sâu xa của những mối đe dọa mang tính hủy diệt nói trên. Thiết nghĩ, những người tiên phong trong xã hội cần phải nhìn nhận thật nghiêm túc, có thái độ và hành động thiết thực, thích đáng trước hiểm họa trên!




b. Con đường gây hại của thức ăn huyết nhục

Tác hại của việc ăn thịt có thể tóm tắt dưới đây:

• Sự thối rữa: Ngay sau khi bị giết, protein trong cơ thể con vật đông đặc lại, các enzyme nội bào tự hoại phóng thích ra, quá trình thối rữa bắt đầu và diễn ra rất mạnh ở dạ dày, ruột của người ăn. Miếng thịt chính là một phần xác chết của con vật! Thịt là thức ăn của xác chết!

Sự thối rữa tạo ra độc tố phá hủy môi trường của những vi khuẩn có ích trong ruột non, làm thoái hóa các nhung mao thành ruột, nơi hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và sản sinh ra hồng cầu.

Thịt lại vận chuyển rất chậm trong đường tiêu hóa, năm ngày sau khi ăn mới được đẩy ra khỏi cơ thể (trong khi thức ăn thực vật do có nhiều chất xơ, chỉ cần một ngày rưỡi). Suốt thời gian lưu lại trong cơ thể, những chất độc hại từ thịt thối rữa thường xuyên tiếp xúc với thành ống tiêu hóa, gây bệnh cho tá tràng, ruột già, làm suy yếu đường ruột.

Chính vì thế những người ăn nhiều thịt thường có tỷ lệ mắc bệnh, điển hình là ung thư bộ máy tiêu hóa cao hơn hẳn!

Mỡ bão hòa và cholesterol từ thịt bám quanh các cơ quan năng động như tim, gan, thận... cản trở chức năng hoạt động của các cơ quan đó. Trong ruột già, các chất thải từ thịt có khuynh hướng làm tắc nghẽn kết tràng ngang, dẫn đến kết bí độc tố, ngăn cản sự đào thải cặn bã của đường tiêu hóa.

Hơn thế nữa, ăn nhiều thịt còn khiến các cơ quan, nhất là tiêu hóa cần nhiều oxy hơn, từ đó nhịp thở tăng lên, khó duy trì sự ôn hòa, bình tĩnh, ý nghĩ trở nên thụ động, cứng nhắc, đa nghi (khoa học Tây Âu chủ yếu dựa vào sự nghi ngờ và rất đề cao nghi ngờ), thậm chí người ăn nhiều thịt còn hay hung hãn. Đó là những biểu hiện xấu của lực Dương.

Casein trong sữa và các sản phẩm từ sữa rất khó hoặc không thể tiêu hóa được, sẽ tích tụ lại, rồi thối rữa, sinh ra niêm dịch và độc tố bao phủ bề mặt của dạ dày, ruột, tụy, gan, mật... làm suy yếu các cơ quan đó, khiến chúng đòi hỏi nhiều hồng cầu để đưa oxy, chất dinh dưỡng tới, chuyển CO2 và độc tố đến nơi đào thải. Ăn sữa liên tục, tình trạng đó kéo dài, sẽ tạo ra những suy nghĩ bất thường, những phản ứng trì độn và lý trí suy sụp nên chẳng thể thông minh được!

• Bệnh ung thư: Bình thường thịt để lâu sẽ chuyển sang màu xanh xám. Ngành công nghiệp thực phẩm đã “ngụy trang” sự đổi màu ấy bằng cách dùng Nitrate, Nitrite và các chất bảo quản khác để thịt có màu đỏ như còn tươi. Nhưng từ rất lâu, những chất này đã nhiều lần được cảnh báo là tác nhân gây ung thư!

Hai nhà dịch tễ học Gilbert và Dominici còn công bố: Trong mỗi cm3 phân của người ăn nhiều thịt có tới 67.000 vi khuẩn, trong khi phân của người ăn chay chỉ có 2.250 vi khuẩn. Điều đáng nói là, các vi khuẩn trong đường ruột người ăn nhiều thịt phản ứng với các dịch tiêu hóa để tạo ra các hóa chất có hoạt tính gây ung thư, trong khi các vi khuẩn ở phân người ăn chay không có hiện tượng đó!

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra: giảm 20% lượng thịt trong khẩu phần ăn, hiệu quả làm việc sẽ tăng lên 33%! Các trẻ gái ăn thịt hàng ngày sẽ có kinh sớm hơn, kích thích tố sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn trong suốt thời kỳ thanh xuân. Đến trung niên nguy cơ bị ung thư vú cao hơn hẳn so với ăn thuần chay! Nhiều nghiên cứu khác còn chỉ ra: Những người ăn thịt có tỷ lệ mắc ung thư đường ruột cao hơn hẳn so với người ăn chay!

• Bệnh tim mạch: Chất béo trong thịt và cholesterol không được phân giải triệt để sẽ bám lại, khiến thành mạch máu dày lên, tiết diện mạch máu thu hẹp lại, máu lưu thông khó khăn, dẫn đến xơ cứng động mạch.

Tình trạng kéo dài, sẽ không đủ máu cung cấp cho nhu cầu hoạt động, cơ thể suy sụp nhanh chóng, sẽ chết sau một thời gian ngắn! May thay, tim đã sáng suốt đập nhanh, mạnh hơn để bơm đủ máu cho nhu cầu của cơ thể! Thế là bệnh cao huyết áp xuất hiện! Kéo dài tình trạng ấy, tim sẽ suy yếu là điều tất nhiên, dễ hiểu!

Mặt khác, rất quan trọng là, ăn nhiều thịt sẽ tạo nội môi trường axít khiến các chất béo và cặn bã bền vững, khó đào thải. Lâu ngày sẽ bị vôi hóa, bệnh xơ vữa mạch máu xuất hiện!

Vì thế, có mối tương quan không thể phủ nhận giữa việc ăn thịt và bệnh tim mạch!

• Bệnh tiểu đường: Là bệnh gây tử vong đứng thứ 8 ở Mỹ, tuổi thọ trung bình thấp hơn bình thường rất nhiều. Bệnh làm hư hoại mạch máu nên máu không đến đủ để nuôi các cơ quan bộ phận của cơ thể. Vì thế:

+ Mắt bị hư hỏng trầm trọng, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh mù, 80% người bị tiểu đường sẽ bị mù.

+ Tỷ lệ suy thận gấp 18 lần bình thường. Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, hầu hết người bệnh phải gắn với máy lọc máu.

+ Lượng máu tới tứ chi giảm nên chỉ một sự nhiễm trùng nhẹ ở ngón chân cũng phải tháo khớp, cưa chân...

+ Cơ quan sinh dục không được nuôi dưỡng đủ nên bị bất lực nghiêm trọng.

Nhìn chung, trong vòng 17 năm kể từ khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh thường bị đau tim, suy thận, chấn động não, mù... Đó là thảm kịch mà Tây y phải “bó tay”.

Nhưng, bệnh tiểu đường có thể phòng, trị được bằng cách thay đổi chế độ ăn uống:

• Tiến sĩ Inder Singh cho 80 bệnh nhân tiểu đường ăn rất ít chất béo, hoàn toàn không ăn đường. Sau 6 tuần, trên 60% không cần dùng insulin. Một tuần nữa thì 70% không cần tiêm insulin. Những người còn phải tiêm insulin thì với liều lượng ít hơn rõ rệt so với trước. Thời gian ăn kiêng càng dài, kết quả càng khả quan!

• Nghiên cứu khác theo dõi trên 20 bệnh nhân tiểu đường phải tiêm insulin hàng ngày, được ăn nhiều chất xơ, ít chất béo. Sau 16 ngày, 45% không cần phải tiêm insulin nữa! Một nghiên cứu khác cũng chế độ ăn như vậy thì, 70% trường hợp tiêm insulin, 90% phải dùng thuốc điều trị, đều không cần insulin và thuốc sau vài tuần.

• Trước Đại chiến Thế giới thứ hai, thổ dân ở một hòn đảo sống cô lập rất khỏe mạnh, hạnh phúc, đảo này được mệnh danh là “đảo dễ chịu”. Trên đảo có rất nhiều chim sinh sống. Phân chim qua nhiều đời đã chất thành núi. Sau chiến tranh, các nước công nghiệp phát triển đã chú ý tới chất phosphate từ những “mỏ phân chim”, họ đầu tư khai thác ồ ạt. Từ đó kinh tế trên đảo phát triển nhanh, người dân giàu có, đã chuyển sang lối ăn uống hiện đại: tiêu thụ nhiều thịt, mỡ, đường, sữa hộp... giảm lượng chất xơ từ rau củ... Kết quả là, hơn 1/3 dân trên đảo bị bệnh tiểu đường!

• Nhiều nghiên cứu với quy mô lớn nhỏ, thời gian dài ngắn khác nhau đều đi đến kết luận thống nhất: Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường luôn tăng theo mức độ tiêu thụ thịt và giảm xuống rõ rệt nếu ăn nhiều rau củ!

• Nghiên cứu độc đáo của Sweeney: Chia những sinh viên khỏe mạnh, hầu như vô bệnh thành hai nhóm:

+ Nhóm 1: Ăn hai ngày nhiều chất béo

+ Nhóm 2: Ăn hai ngày nhiều chất ngọt

Theo dõi khả năng điều chỉnh lượng gluco trong máu, kết quả thật không ngờ: Nhóm ăn nhiều chất béo khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu bị rối loạn nghiêm trọng. Trong khi nhóm ăn nhiều chất ngọt thì khả năng ấy không rối loạn nặng nề đến thế! Kết quả này đã gây nhiều sửng sốt, nhưng hầu hết các bác sĩ Tây y đều không biết đến nên chỉ khuyên người bệnh không nên ăn đường!

• Bệnh thận, gút, viêm khớp: Nhìn chung, hàm lượng axít amin tổng số ở thịt khá cao nhưng tỷ lệ không cân xứng với nhu cầu của cơ thể con người, nên ăn thịt chẳng những cơ thể chỉ sử dụng được một phần, có khi rất ít, mà điều vô cùng quan trọng là, lượng axít amin không được hấp thụ ấy sẽ bị đào thải chủ yếu ở dạng Urê và Uric. Do vậy, thận của người ăn nhiều thịt phải làm việc gấp ba, bốn lần bình thường nên sớm suy kiệt.

Khi về già, thận không còn làm việc hiệu quả như lúc trẻ, không còn khả năng đảm đương gánh nặng quá sức nên bệnh thận càng trầm trọng!

Các chất cặn bã tích lũy trong cơ rồi rắn chắc lại thành tinh thể gây đau đớn ở bắp thịt, tạo ra bệnh gút. Nếu chúng tích tụ ở các khớp xương thì dẫn đến bệnh viêm, thấp khớp. Nếu tích tụ ở các dây thần kinh thì gây bệnh viêm dây thần kinh, đau thần kinh tọa...

- Bệnh táo bón: Thịt có rất ít chất xơ nên vận chuyển chậm trong ống tiêu hóa, đã gây ra bệnh táo bón kinh niên. Vì táo bón, khi đại tiện phải rặn, tạo ra áp lực cao lên tĩnh mạch, khiến hình thành bệnh trĩ và phình các tĩnh mạch ở chân. Mặt khác thức ăn huyết nhục lại kích thích mãnh liệt, làm suy yếu dạ dày, càng làm trầm trọng thêm căn bệnh táo bón.

Các chất độc ứ đọng trong ruột tiếp tục thối rữa, lại được màng ruột hấp thụ trở lại, nên gây ra các bệnh nhức đầu, ngạnh kết, hôi miệng, viêm ruột thừa, ung thư đại tràng, bệnh tim... Những bệnh ấy người ăn chay thường không mắc. Thậm chí nếu đã mắc, nhưng chuyển sang ăn chay lâu ngày sẽ giảm dần và hết!

Nhìn chung, dù là thịt tốt và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh đến đâu chăng nữa cũng không tránh được các độc tố ứ đọng (do sản phẩm của quá trình đốt cháy bên trong không kịp đào thải khi con vật bị giết). Nên ở các vùng dân cư có mức độ tiêu thụ nhiều thịt và chất béo bão hòa thường có tỷ lệ mắc các bệnh nan y và tử vong rất cao so với vùng cư dân ăn chay hoặc ăn rất ít thịt. Trẻ nhỏ ăn nhiều thịt nướng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh... thường là những “ứng viên” của bệnh tim mạch, ung thư... trong tương lai gần!

Ngoài ra, ăn nhiều thịt thì gan, thận phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa và đào thải độc tố, do đó khí lực của hai cơ quan rất quan trọng này suy giảm, nên cơ thể chóng già chóng chết!

- Rối loạn sinh lý cơ thể: Nhiều công trình nghiên cứu ở các quốc gia, các vùng dân cư khác nhau cho thấy: Trẻ gái càng ăn nhiều thịt, chất béo, sữa... càng sớm có kinh, kinh nguyệt ra nhiều hơn, thời gian hành kinh lâu hơn, thời kỳ có kinh kéo dài hơn và thường khó chịu, đau đớn trước khi có kinh.

Thống kê năm 1875 cho thấy: con gái Nhật Bản bắt đầu có kinh ở tuổi 16, 17, nhưng từ năm 1974 về sau là 12,2 tuổi.

Những người có kinh sớm (dưới 13 tuổi) sau này thường có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 4 lần so với người có kinh muộn (17 tuổi trở lên), tuổi tắt kinh trung bình của họ là 50, trong khi những người ăn chay thường tắt kinh ở tuổi 46.

Điều rất đáng nói là, việc sử dụng hóa chất độc, chất kích thích trong chăn nuôi đã gây ra hiện tượng rối loạn giới tính và nhiều hậu quả khôn lường... ngày càng phổ biến!

Sự trẻ trung của con người tùy thuộc vào sự trẻ trung của các tế bào, đến lượt mình, sự trẻ trung của tế bào lại phụ thuộc vào sự thanh khiết của máu đến nuôi dưỡng, máu lại được gan và thận thanh lọc. Cho nên muốn cho cơ thể trẻ trung khỏe mạnh phải giữ cho gan, thận cường tráng, tức là không nên ăn thức ăn huyết nhục để tránh cho máu bị nhiễm độc khiến gan, thận phải làm việc nặng nhọc quá sức. Đó chính là bí quyết giữ gìn sự trẻ trung khỏe mạnh và trường thọ!

Các nước Âu Mỹ đời sống cao, ăn nhiều thịt trứng sữa, đường nên cứ một giây đồng hồ lại có một trong năm người mắc mới bệnh thấp khớp; một trong bảy người bị suyễn; một trong mười người bị tim mạch. Sau tuổi 50 thì cứ mỗi giây lại có một trong năm người bị mắc mới bệnh tiểu đường!...

Người ta đã tổng kết: Nơi nào người Tây Âu “đặt chân tới” thì không bao lâu sau, nơi đó sẽ xuất hiện bệnh truyền nhiễm và những bệnh chưa từng thấy ở đó bao giờ…

- Ngô Đức Vượng -

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

Posted by Đỗ Hữu Phúc On 08:54

ÍCH LỢI CỦA VIỆC ĂN CHAY


Trở ngại lớn nhất ngăn cản những người có ý định chuyển sang ăn chay là: “Liệu ăn chay có đủ chất dinh dưỡng không?”

Mối lo ngại này là do khoa Sinh hóa cổ điển tạo dựng lên: Năm 1914, hai nhà khoa học Osboru và Mendel tiến hành thí nghiệm và thấy, chuột ăn đạm động vật lớn nhanh hơn chuột ăn đạm thực vật (thời gian đầu). Thế là người ta xếp thịt, trứng, sữa vào loại “đạm cao cấp”, còn đạm thực vật vào hạng “thứ cấp”! Suốt hai phần ba thế kỷ XX, khoa học Tây phương đã thổi phồng vai trò của đạm động vật và kết luận rằng: Ăn chay muốn đủ chất phải ăn với số lượng nhiều hơn 6 đến 8 lần bình thường”!

Mãi đến năm 1971, 57 năm sau, bà Francis More Loppe mới chứng minh về mặt dinh dưỡng, đạm thực vật không thua kém đạm động vật. Sau đó nhiều công trình nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học hàng đầu đã khẳng định đạm thực vật còn tốt hơn đạm động vật rất nhiều!

Nhưng buồn thay, đến tận ngày nay rất nhiều người, nhất là các bác sĩ Tây y vẫn không biết điều này. Hầu hết còn mê muội tin rằng ăn nhiều đạm động vật sẽ to con, khỏe mạnh hơn!

Tin rằng ăn chay có hại cho sức khỏe đã ăn sâu trong tâm trí mọi người. Nên khi biết tôi đã ăn chay và ăn gạo lứt hơn ba mươi năm nay, nhiều người thốt lên: “Ăn chay mà vẫn khỏe nhỉ!”. Tôi luôn phải sửa lại: “Không phải ‘mà vẫn’ khỏe, mà là ‘nên mới’ khỏe!”.

Bởi vì:


a. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thực vật

 

- Protein: Được cấu tạo từ các phần tử nhỏ hơn, là các axít amin, khi vào dạ dày, protein được phân giải thành các axít amin cơ sở, từ đó được sử dụng để tổng hợp lên protein đặc trưng của cơ thể.

Phân tử protein có khoảng 20 axít amin, trong đó có 9 loại thiết yếu không thể thay thế, nếu một loại nào đó không đủ tỷ lệ cần thiết thì các loại khác sẽ được hấp thu và sử dụng giảm đi tương ứng, thậm chí một axít amin thiết yếu nào đó trong khẩu phần ăn bị thiếu vắng thì tất cả các axít amin khác đều trở nên vô dụng!

Các loại thức ăn hoặc tập hợp thức ăn trong ngày nếu đủ cả chín loại axít amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối với nhu cầu của cơ thể con người được coi là “protein hoàn hảo”.

Lấy tiêu chuẩn đó để xem xét, đánh giá các loại thức ăn, chúng ta sẽ thấy:

• Các loại protein từ động vật tuy có lượng axít amin tổng số khá cao, nhưng so với protein ở người đều vắng mặt hay thiếu hụt một hoặc vài axít amin thiết yếu. Vì thế cơ thể không hấp thu được hết, rất nhiều axít amin trở thành vô dụng bị đào thải qua phân, do vậy phân của người ăn thịt luôn luôn có mùi thối, khó chịu hơn phân của người ăn chay rất nhiều!

• Trong khi protein từ thức ăn thực vật, thường có đầy đủ các axít amin thiết yếu với tỷ lệ khá cân đối với protein ở cơ thể con người, mà đậu tương là loại hoàn hảo nhất, lại không chứa các chất béo bão hòa, không có cholesterol, thậm chí còn có anti cholesterol, không tạo ra axít uric, quá trình bảo quản chế biến không chứa nhiều các hóa chất độc, không có mầm bệnh đối với con người (bệnh ở thực vật nếu có cũng không truyền sang động vật có xương sống bậc cao). Đậu tương còn chứa nhiều vitamin, khoáng, chất xơ và các hoạt tính sinh học quan trọng khác mà thịt không có hoặc rất
ít.

Các phân tích sinh hóa hiện đại cho thấy: đậu tương có 40%, các loại đậu khác chứa khoảng 30%, trong khi loại thịt tốt nhất mới chỉ đạt dưới 20% hàm lượng protein hoàn hảo! Rõ ràng rằng: Giá trị dinh dưỡng của thịt thấp hơn hẳn so với đậu nành về mọi mặt. Thế nhưng giá thịt lại cao hơn đậu nành nhiều. Nghịch lý đó là do sự không hiểu biết lâu nay gây ra!

• Gần đây các nhà khoa học còn phát hiện ra bí mật của đậu nành, là có hàm lượng Leucithin khá cao. Axít amin này có vai trò tạo ra sức thanh xuân thần kỳ, đóng vai trò quyết định trong việc kích thích sự trao đổi chất của tế bào; Tăng cường trí nhớ, tăng khả năng làm việc của não bộ; Làm vững chắc các tuyến, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, kiềm chế sự hoạt động quá mức của kích thích tố Oestrogen ở phụ nữ trẻ, (chất này nhiều sẽ dễ bị ung thư vú); Tái tạo các mô, tăng cường sức chịu đựng của xương, cơ và sự nhanh nhẹn, dẻo dai, trẻ trung của cơ thể; Cải thiện tuần hoàn và hô hấp; Tăng khả năng đề kháng, giúp các vết thương mau lành v.v...

• Năm 1972, một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản còn tìm thấy trong tương làm từ đậu nành lâu năm (3 năm trở lên) có chất Zibicobin, tác dụng thu gom rồi đào thải các kim loại nặng, hóa chất độc, kể cả các chất độc từ thuốc lá, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất phóng xạ; Ngoài ra còn có các enzym tổng hợp Vitamin B12 là loại rất hiếm trong thực vật!

Vì vậy, cây đậu nành được gọi bằng nhiều tên trân trọng: “Cây kỳ diệu”, “kim cương vàng”, “hạt thần diệu”, “vàng từ đất”, “thịt mọc trên cây” v.v...

Đậu nành quý giá như vậy, nhưng gần đây nhiều người hỏi tôi: Trên mạng có bài nói rằng ăn nhiều đậu nành làm suy giảm khả năng giới tính của phái nam, có đúng vậy không? Tôi trả lời: Tôi chưa thấy tài liệu khoa học nghiêm túc nào nói như vậy! Trên mạng thì thượng vàng hạ cám, cần kiểm tra kỹ! Mặt khác, phải chăng đây là chiến thuật của những người kinh doanh các chế phẩm từ thịt, muốn hạ thấp giá trị dinh dưỡng của nguồn đạm thực vật vô cùng quý giá, để mở rộng đường cho mọi người đổ xô vào ăn thịt!

• Nhiều loại hạt khác, đặc biệt vừng (mè) cũng chứa khá nhiều leucithin, trong gạo, đặc biệt gạo lứt có đầy đủ cả 9 loại axít amin thiết yếu (Phụ lục 1). Đối với người dân châu Á và đặc biệt là Việt Nam gạo được gọi là “ngọc thực”. Vì vậy, ăn chay đúng cách, cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn hẳn so với ăn thịt!

Tiến sĩ V. Kipani (Bỉ) sau khi nghiên cứu đã kết luận: “Người ăn chay có sức khỏe dẻo dai gấp 2 đến 3 lần người ăn thịt. Nếu bị mệt lả, người ăn chay sẽ hồi phục với thời gian bằng một nửa so với người ăn thịt”!

Nhiều nghiên cứu khẳng định: “Trẻ em ăn chay trường thì thời gian đầu thường không to, mập bằng trẻ ăn thịt, nhưng sau đó sẽ phát triển cân đối, khỏe mạnh và thông minh hơn rõ rệt”!

Năm 1980, bác sĩ dinh dưỡng N. Bamard tái xác nhận: “Thịt chẳng những không giúp ích gì cho sự phát triển trí não! Bằng chứng là, hiện tượng đần độn, chỉ số thông minh (IQ) thấp chỉ thấy ở những trẻ ăn nhiều thịt, trứng, sữa! Trái lại những trẻ ăn thuần chay luôn luôn có chỉ số thông minh (IQ) trên mức trung bình trở lên”!

Từ kết quả của nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã cảnh báo: “Người Âu Mỹ sẽ chẳng thể giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và chết bởi các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, loãng xương... nếu họ không thay đổi thói quen ăn uống sai hiện nay”!

Có thể nói, khoa Dinh dưỡng Tây phương đã ỷ lại một cách quá đáng vào tính chất sẵn có trong thức ăn, mà không biết đến những tiêu chuẩn quan trọng khác như tỷ lệ các axít amin thiết yếu, mối quan hệ giữa K và Na trong cơ thể, nên thường chỉ nhấn mạnh đến K và khuyên hạn chế ăn muối, cũng như đã xem nhẹ khả năng thiên phú to lớn tiềm ẩn nơi cơ thể con người!

Giáo sư Kervran đã chỉ ra: Mọi sinh vật và loài người đều có thể biến cải bốn nguyên tố luôn có sẵn trong tự nhiên là Carbon, Oxy, Hydro và Nitơ thành các hợp chất hữu cơ phức tạp, kể cả Protein, Vitamin, Enzyme... (xem sơ đồ dưới đây)

Bằng chứng là, động vật ăn thực vật nhưng xương, cơ bắp... phát triển, có mỡ dự trữ... Mặt khác, hầu hết thực vật không có Vitamin B12 nhưng trong gan động vật lại có Vitamin đó... là minh họa cho vấn đề này.

 

Nếu ỷ lại lâu dài vào việc ăn thịt sẽ làm thui chột khả năng tuyệt vời của cơ thể, tước bỏ tiềm năng vô giá: Tự đào luyện Protein cho chính cơ thể mình!

Tuy nhiên, khả năng tổng hợp Vitamin ở động vật và người đòi hỏi phải có đủ các chất khoáng vi, đa lượng. Nếu đất đai thiếu khoáng, cây cối sẽ không đủ chất, thì cơ thể sẽ không tự tổng hợp được Vitamin. Đó là thực trạng thiếu khoáng và Vitamin trầm trọng trong khẩu phần ăn hiện nay do đất đai suy kiệt gây nên.

SỰ TỔNG HỢP CÁC CHẤT HỮU CƠ PHỨC TẠP TỪ 4 ĐƠN CHẤT SẴN CÓ TRONG TỰ NHIÊN

Vitamin và khoáng chất: Hầu hết các vitamin chỉ có trong thực vật. Nhu cầu về vitamin và khoáng của cơ thể không nhiều trừ NaCl, nên các thức ăn thực vật bình thường có thể đáp ứng đủ. Tuy nhiên trong thời hiện đại thì đây là vấn đề nổi cộm do hiện tượng rửa trôi, hàng năm đất canh tác không được bồi đắp phù sa (có nhiều khoáng) như xưa kia nữa, nên nông sản rơi vào tình trạng thiếu khoáng và vitamin trầm trọng.

Tiến sĩ Y khoa Tamara Pshenhicova, nhân vật hàng đầu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, người Nga, cung cấp bằng chứng sau: Nếu như 100 năm trước đây người ta chỉ cần ăn một quả táo là đủ lượng sắt cho cả ngày, thì hiện nay phải ăn tới 26 quả mới đủ! Để có đủ lượng vitamin C phải ăn 42 quả cà chua. Đủ lượng vitamin E phải uống 2 lít dầu ô liu mỗi ngày v.v... Hiện tại, 100% dân số nước Nga thiếu vitamin C, là loại rất quan trọng đối với khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, mà dị ứng là bệnh liên quan đến sự suy giảm của hệ miễn dịch!

Nhìn chung, với thức ăn bình thường như hiện nay, thì tế bào cơ thể chỉ được cung cấp 30% nhu cầu về vitamin và khoáng! Tình trạng thiếu hụt ấy kéo dài, cơ thể sẽ luôn uể oải, mệt mỏi, hệ miễn dịch của các thế hệ con cháu chúng ta sẽ suy yếu nghiêm trọng!

 

Nhằm tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, con người phải tăng cường vận động, chơi thể thao, chạy bộ... nhưng cái gốc là tế bào vẫn thiếu chất trầm trọng... nên sức lực càng mau chóng suy kiệt, cuộc đời ngắn lại!

- Các thành phần thuộc Hydrat Carbon:

Đường bột: Chủ yếu có trong thức ăn thực vật.

Dầu mỡ: Dầu thực vật tốt hơn mỡ động vật nhiều (mục II-1 chương này).

b. Những ưu điểm của thức ăn thực vật

Cấu tạo và sinh lý của cơ thể con người hoàn toàn phù hợp với thức ăn thực vật (Chương 2, mục 1-2).

Phần “Tác hại của việc ăn thịt” trên đây đã gián tiếp nói lên tính ưu việt của việc ăn chay, có thể tóm tắt những ưu điểm của thức ăn thực vật như sau:

• Thực vật tự nhiên hầu như không có hóa chất độc, các sản phẩm gieo trồng có thể có hóa chất độc, nhưng chưa bị cô đặc như trong thịt.

• Các mầm bệnh ở thảo mộc nếu có cũng không truyền sang người và động vật bậc cao.

• Thực vật không có hệ thần kinh nên không lâm vào trạng thái đau đớn, sợ hãi, căm phẫn khi bị giết và không tiết ra các độc tố đề kháng như những động vật bậc cao.

• Thực vật lại có nhiều chất xơ, tác dụng kích thích nhu động ruột nên không gây táo bón, chất cặn bã dễ được đào thải, nên không gây bệnh ở đường tiêu hóa như các loại thức ăn động vật. Điều cần
nhấn mạnh, mà gần đây khoa học mới xác định: Chất xơ là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của loài người. Vì, những thực phẩm giàu chất xơ cũng giàu vitamin và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tạo cảm giác no lâu, kiểm soát lượng cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Giúp insulin hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2 và ngăn ngừa một số bệnh ung thư (ruột kết, trực tràng, vú...)

• Thức ăn thực vật dễ tiêu, nên cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái. Máu không cần phải huy động nhiều đến cơ quan tiêu hóa nên tập trung cung cấp năng lượng cho não, vì vậy người ăn chay lâu dài sẽ thông minh, sáng suốt hơn lên rõ rệt so với thời kỳ họ ăn nhiều thịt!

Nhà toán học Pythagore, đã nói cách đây hơn 2.500 năm: “Chỉ có các loại đồ ăn còn tươi, còn sức sống (thảo mộc) mới có khả năng làm cho con người hiểu rõ được chân lý”!

Bubphon, nhà tự nhiên học người Pháp nói: “Ăn chay làm tăng khả năng tiên tri của con người”!

Thuật ngữ “ăn chay” không phải xuất phát từ chữ “rau” mà là từ thuật ngữ La tinh “Vegetare” tức là “sống động”. Người La Mã dùng từ “Homovegetus” để chỉ một người tráng kiện, khỏe mạnh và năng động: “Người ăn chay”.




c. Những bằng chứng cụ thể

• Trong Đại chiến Thế giới thứ nhất, Đan Mạch bị phong tỏa nên không thể nhập khẩu được bất cứ mặt hàng nào. Đứng trước nguy cơ thiếu lương thực thực phẩm trầm trọng, Chính phủ nước này
buộc phải ban bố lệnh cấm dùng ngũ cốc trong chăn nuôi để có lương thực cho người dân. Đó là một cuộc “thí nghiệm ăn chay khổng lồ” ở nước này. Kết quả là, suốt thời gian đó (từ tháng 10-1917 đến tháng 10-1918), tử suất vì bệnh giảm xuống thấp nhất trong lịch sử Đan Mạch.

• Trong Đại chiến hai, Na Uy bị chiếm đóng, chính phủ nước này buộc phải cắt bỏ hoàn toàn việc cung cấp thịt cho dân chúng. Cuộc thí nghiệm lớn về ăn chay diễn ra. Kết quả là, tỷ lệ tử vong do đau tim, đột quỵ giảm hẳn. Sau chiến tranh (1945), người dân trở lại lối ăn uống cũ, thì tỷ lệ tử vong vì bệnh tim trở về như trước.

• Nước Anh trong Đại chiến hai cũng gặp khó khăn về cung cấp thịt, thì: Số trẻ em chết và số người thiếu máu giảm xuống rõ rệt! Có lẽ nhân đây cũng nên nói thêm đôi điều về vai trò của thực vật đối với một số bệnh mà cho đến tận bây giờ rất nhiều người, kể cả các bác sĩ Tây y còn hiểu sai:

Sự thật là, nước nào càng tiêu thụ nhiều thực phẩm từ động vật (nhất là người Eskimo, sau đó đến Mỹ, tới các nước giàu có khác) càng có tỷ lệ người dân bị loãng/xốp xương cao hơn hẳn so với nước ăn ít thịt, đặc biệt những cư dân ăn thuần chay.

• Ăn chay sẽ bị thiếu máu (!?!). Sự thật cũng hoàn toàn ngược lại. Bởi vì, thành phần quan trọng nhất của hồng cầu là chất sắt (Fe), thì trong các loại rau luôn có hàm lượng cao hơn hẳn so với thịt. Bằng chứng là dùng dao sắt thái rau (muống, cải) sẽ có nước màu đen, đó là sắt kết tủa lại.

 

Mặt khác, rất quan trọng là, loài người chỉ có thể hấp thu được sắt khi có mặt của vitamin C. Điều này ai cũng biết vitamin C chỉ có trong thực vật, hoàn toàn không có trong động vật.

Hai bằng chứng trên đã khẳng định ăn chay không bị thiếu máu. Những người ăn chay luôn có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn hẳn so với những người ăn thịt!

Thống kê trên số đông cho thấy số lượng hồng cầu của người ăn chay luôn thấp hơn người ăn thịt. Đó là do ăn thịt tạo nội môi trường axít nên cơ thể nói chung, hồng cầu nói riêng hoạt động không tốt, vì vậy người ăn thịt phải cần nhiều hồng cầu hơn.

Trước những thực tế trên, không ai có thể phủ nhận được lợi ích của ăn chay!

• Năm 1968, một nhóm các nhà nghiên cứu Đan Mạch tiến hành thí nghiệm về sức khỏe và khả năng bền bỉ của con người qua việc theo dõi ba nhóm thí nghiệm như sau:

+ Nhóm người ăn nhiều thịt, trứng, sữa

+ Nhóm người ăn thịt, rau

+ Nhóm người ăn thuần chay

Kết quả cho thấy: Sức khỏe và sự bền bỉ của nhóm thứ ba cao nhất, nhóm một thấp nhất!

Xin nêu một vài tấm gương về sức khỏe và sự bền bỉ của một số vận động viên thể thao nổi tiếng thế giới là những người ăn thuần chay:

• Sixto Linars, phá kỷ lục môn điền kinh ba môn và biểu diễn sức khỏe, sự bền bỉ phi thường khiến nhiều người kinh ngạc.

 

• Edwin Mies, lực sĩ điền kinh huyền thoại người da đen, huy chương vàng thế vận hội; tám năm liền luôn về nhất trong bất kỳ cuộc đua chạy vượt rào 4.000 mét nào.

• Pavo Nurmi (Phần Lan), lực sĩ đoạt 9 huy chương vàng thế vận hội.

• Andress Cahling (Thụy Điển), đoạt giải lực sĩ có thân hình đẹp nhất thế giới.

• Ridgek Abele (Mỹ), người nhỏ bé (97 pounds), võ sĩ ngũ đẳng đai đen Thái cực đạo, vô địch Hoa Kỳ, vô địch thế giới.

• Trên 95% những người chuyển từ ăn thịt sang ăn chay, cho biết: Sinh lực, tình trạng sức khỏe của họ tốt hơn lên rất nhiều!...

Năm 1994, đại hội quốc tế lần thứ 31 của những người ăn chay tại La Hay (Hà Lan), hơn 400 đại biểu của nhiều nước tham dự đều thống nhất: Tẩy chay thịt trong khẩu phần ăn. Ông Surenda Mechia (Ấn Độ), chủ tịch hiệp hội, nhấn mạnh: Thịt là nguồn gốc của nhiều bệnh tật cho con người. Nếu mọi người đều ăn chay sẽ tránh được bệnh hiểm nghèo và chấm dứt nạn đói trên thế giới!

 

Một vài tham luận và lời kêu gọi của hội nghị này như sau:

• Bác sĩ Vecna Hactin (Đức) trình bày công trình nghiên cứu: Mối quan hệ giữa việc tăng mức tiêu thụ thịt, trứng, sữa với sự gia tăng rõ rệt bệnh tim mạch, dị ứng, hen suyễn, thấp khớp.

• Oslo (Thụy Điển) công bố: Hầu hết bệnh nhân thấp khớp đều là những người ăn nhiều thịt.

• Giáo sư N.K. Day, Viện Ung thư châu Âu cho biết: Những người ăn rau củ thay thịt ít bị ung thư hơn rõ rệt. Người bị bệnh tim nếu ăn rau thay thịt bệnh sẽ giảm 80%.

• Để nhấn mạnh hiểm họa của việc ăn thịt, Đại hội đã đưa ra lời cảnh báo: Thịt là kẻ sát nhân! Ăn nhiều thịt sẽ sớm xuống mồ! Và kêu gọi: “Đừng lấy răng đào mồ chôn mình”!

 

d. Tính nhân bản trong việc ăn chay

Khoa học đã tính toán: Cứ 50 calori từ thức ăn thực vật mới tạo ra được một calori trong thịt. Ngành chăn nuôi chỉ thu lại 10% lượng protein và calori đã cho vật nuôi ăn trong giá trị của thịt, còn lại 90% là lãng phí! Vì vậy giá thành của protein động vật cao gấp 20 lần so với protein thực vật!

Các nhà khoa học đã tính toán và so sánh:


• Để thu được 1 kg lúa mì, phải tốn 60 lít nước. Muốn sản xuất 1 kg thịt, phải tiêu tốn 2.500 đến 6.000 lít nước!

• Một lò sát sinh lớn chuyên cung cấp thịt gà ở Mỹ, đã sử dụng 100.000.000 gallon nước mỗi ngày, tương đương lượng nước cung cấp cho một thành phố 25.000 dân!

• Trên một mẫu Anh, nếu trồng lương thực, sẽ tạo ra một lượng protein gấp 5 lần; trồng đậu tương, gấp 10 lần; trồng cây bó xôi gấp 28 lần so với chăn nuôi lấy thịt!

• Để thu được một lượng protein như nhau, trong chăn nuôi phải sử dụng diện tích gấp 17 lần và tiêu tốn lượng nước gấp 8 lần so với việc trồng đậu nành. Ấy là không kể chất lượng protein từ động vật kém xa protein từ đậu nành.

Vì thế thịt chẳng những là thức ăn không kinh tế nhất, mà ăn thịt còn là vấn đề nan giải của loài người! Theo tính toán, một ha đất canh tác có thể nuôi được 20 đến 30 người ăn cốc lứt, thì diện tích ấy không đủ cỏ cho một con bò ăn quanh năm! Mà một con bò mỗi năm chỉ cho 150 đến 200 kg thịt! Hành tinh này không đủ khả năng nuôi sống loài người ăn thịt!

Vì thế, theo Socrates, triết gia cổ Hy lạp: Nếu mọi người đều ăn thịt thì quốc gia nào cũng cần có nhiều đất đai để chăn nuôi. Từ đó mà sinh ra những cuộc chém giết lẫn nhau để tranh giành lãnh thổ!

Nếu cả thế giới:

• Chỉ cần giảm 10% lượng thịt ăn hằng ngày thì số lương thực dôi ra sẽ đủ nuôi sống 60 triệu người quanh năm.

• Giảm đi một nửa lượng thịt, sẽ đủ lương thực nuôi toàn bộ người dân trong các nước đang phát triển hiện còn thiếu ăn hoặc chết đói.

• Mọi người đều ăn chay thì lượng ngũ cốc hiện tại sẽ thừa thãi cho toàn nhân loại!

Trong khi đó, một thực tế phũ phàng làm bàng hoàng lương tri toàn thế giới là: 80 đến 90% ngũ cốc ở Mỹ được dùng để nuôi gia súc lấy thịt! Rõ ràng là: Ngũ cốc của người nghèo đang bị hút cạn để nuôi bò cho người giàu! Ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kurt Walheim đã thốt lên: “Sự tiêu thụ thực phẩm của các nước giàu là nguyên nhân cơ bản của nạn đói trên toàn thế giới”!

Suy ngẫm về điều này, tôi thấy: Ăn đến độ tranh mất phần của đồng loại thì các loài vật vẫn thường mắc. Nhưng ăn đến mức tự đầu độc, gây bệnh, thậm chí hủy hoại cuộc sống của chính mình thì không một loài vật nào lại khờ dại như loài người! Trong lĩnh vực ăn uống thì loài người, sinh vật thượng đẳng, chúa tể của muôn loài, chủ nhân duy nhất của hành tinh này đã tụt xuống hàng thấp kém hơn các loài vật! Thật đáng xấu hổ vô cùng.

Nếu toàn thể loài người quay trở lại lối ăn truyền thống xa xưa: Ăn ngũ cốc lứt thì lợi ích kinh tế và giá trị nhân văn còn cao hơn gấp bội! Vì:

• Ngũ cốc lứt có thành phần dinh dưỡng cao hơn hẳn cốc xát trắng, nên rất lý tưởng đối với sinh lý con người (xem Chương 3 mục II và Phụ lục 1), do đó chỉ cần ăn một lượng ít hơn là đủ. Thực tế cho thấy nhiều người ăn cơm gạo lứt ở Việt Nam, mỗi tháng đều tiêu thụ ít đi từ 4 - 7 kg/người.

Hãy làm thử phép tính (chỉ tính lượng lương thực dôi ra không thôi) thì:

• Nếu cả nước ta (70 triệu dân, không kể con trẻ) đều ăn gạo lứt thì một năm sẽ dôi ra: 5 kg x 12 tháng x 70 triệu = 4.200.000 tấn lương thực/năm.

• Nếu cả thế giới (6,5 tỷ người, không kể con trẻ) đều ăn cốc lứt thì hàng năm sẽ dôi ra: 5 kg x 12 tháng x 6,5 tỷ = 390.000.000 tấn lương thực/năm.

• Không những thế, ăn cốc lứt sẽ giảm đi rất nhiều lượng thức ăn khác lẽ ra phải ăn kèm với cốc loại đã xát trắng mới đủ chất, mà chi phí cho thức ăn phụ lại luôn tốn kém hơn nhiều lần so với thức ăn chính là ngũ cốc.

• Ngoài ra ăn cốc lứt còn phòng và chữa được rất nhiều bệnh, kể cả các bệnh nan y như ung thư, tim mạch, béo phì... nên không những sức khỏe tăng mà gánh nặng y tế giảm rất nhiều.

• Các nhà dinh dưỡng học Mỹ đã tổng kết: “Ăn chay chẳng những phòng chống được bệnh mà còn tiết kiệm cho ngân sách Y tế của nước này khoảng 120 tỷ USD/năm”!

• Điều lý thú nữa mà ít người chú ý tới là, nếu ăn gạo lứt muối vừng và rau sạch một thời gian khoảng 2 đến 3 năm trở lên thì khả năng và cường độ làm việc sẽ tăng lên không ngờ, thời gian ngủ chỉ cần 3 - 5 giờ/ngày đêm đã đủ rồi. Bởi vì ngủ là để bù lại cho sức khỏe, trong khi ăn cơm gạo lứt có đầy đủ mọi chất nên không cần ngủ nhiều!

• Nếu toàn thế giới đều trở về lối ăn truyền thống: Ăn cốc lứt, không ăn thịt thì ích lợi còn to lớn hơn gấp bội phần, trái đất sẽ tươi đẹp hơn ngàn lần!

Những bằng chứng trên đây có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với từng người, từng gia đình, từng quốc gia và toàn thể nhân loại. Có lẽ không một ai lại coi thường hoặc thờ ơ được!

Vì thế, ăn gạo lứt muối vừng là biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt nhất, đơn giản nhất, đại chúng nhất và còn góp phần to lớn cho Quốc kế dân sinh. Là chiến lược toàn cầu để thanh toán nạn đói, tăng cường khả năng làm việc. Phải chăng đây là giải pháp tuyệt vời để khắc phục nạn thiếu lương thực vẫn luôn rình rập đe dọa loài người? (BS. Lê Minh).

Hiện tại thế giới mới có 7 tỷ người mà cả nhân loại đã nơm nớp lo sợ nạn đói! Nhưng, theo tính toán, trái đất này có thừa khả năng cung cấp cho mọi nhu cầu của loài người. Nếu biết khai thác và sử dụng đúng mức, trái đất sẽ có thể nuôi trên 14 tỷ người sống sung túc.

Toàn bộ đất canh tác trên hành tinh này đều sử dụng trồng cây lương thực, thực phẩm, sẽ đủ cung ứng cho 20 tỷ người một cách dễ dàng (*), sẽ không có nạn nhân mãn, đến nỗi phải khuyến khích phá thai, khiến hàng năm tới 50.000.000 thai nhi bị giết một cách oan uổng!

(*) Vì, việc sử dụng đất, chủ yếu là đất màu mỡ để trồng những cây không phải là lương thực như trà, cà phê, ca cao, hồ tiêu và các loại hoa quả để phục vụ cho một số ít người giàu có cũng là nguyên nhân ngày càng lớn thúc đẩy nạn đói bùng nổ trầm trọng! Việc trồng cây ăn trái tuy trước mắt người nông dân có thu nhập cao hơn trồng lương thực, nhưng xét trên quy mô toàn cầu thì hoa quả chẳng phải là thực phẩm chính, nên không thể thay thế lương thực được! Vì vậy trồng cây ăn trái cũng là không kinh tế! Ấy là không kể ăn nhiều trái cây Âm tính cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe!

M. Gandhi nói: “Trái đất có thừa khả năng cung cấp cho mọi nhu cầu của loài người nhưng không thể thỏa mãn lòng tham ăn của con người”.

A. Einstein nói: “Không gì ích lợi cho sức khỏe con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay!”

 

Từ những điều trình bày trên đây cho thấy: Loài người phải trân trọng cách ăn uống đúng đắn nếu muốn giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và quan trọng hơn là bảo đảm cuộc sống quý giá của chính mình và thế hệ con cháu tương lai.

A. Acarya, lãnh tụ Tâm linh Đông phương nổi tiếng nói: “Người ăn chay ngày nay là con người của tương lai, là người định hướng cho nhân loại noi theo”!

Chẳng những thế, điều vô cùng quan trọng, đến mức khó có thể diễn tả hết là, chính việc ăn chay có thể ngăn ngừa những hậu quả do thói quen ăn thịt gây ra cho hành tinh. Ăn thuần chay có thể cứu trái đất thoát khỏi hiểm họa suy tàn, cứu loài người và các sinh loài khác thoát khỏi vực thẳm diệt vong!

Tôi nghĩ rằng: Vấn đề không chỉ còn là thói quen, sở thích ăn thịt hay ăn chay nữa, mà là sự hiểu biết, trình độ giác ngộ, lương tâm, trách nhiệm... trước sự tồn vong của trái đất và muôn loài!

- Ngô Đức Vượng