Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2024

Posted by Đỗ Hữu Phúc On 10:56

TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN THỊT


Chúng ta đã thấy cấu tạo và sinh lý của loài người thuộc sinh loài ăn thảo mộc, nếu ăn huyết nhục nhất định sẽ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm và chết non (mục 1 - 2 và 3 chương này).

Vì sao vậy? Xin đề cập thêm một vài khía cạnh dưới đây:

a. Ăn thịt có hại như thế nào?

• Hóa chất độc:

Độc hại: Mục I - 2 - b chương này, chúng ta đã thấy: Thực phẩm từ động vật không phù hợp với cấu tạo, sinh lý của cơ thể loài người, nên khi ăn vào sẽ gây nhiều trở ngại, rắc rối, bệnh tật. Vấn đề nổi cộm hiện nay là thực phẩm từ động vật có chất cholesterol, rất độc hại. Trong khi ở thực vật hoàn toàn không có.

Bên cạnh đó, trong thời đại văn minh công nghiệp ngày nay, phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ được sử dụng rộng rãi, phế thải công nghiệp, khói bụi xe cộ... lan tràn khắp nơi, là những nguồn độc hại nguy hiểm khôn lường.

Thực vật lẽ ra chỉ hấp thụ nhiệt độ, ánh sáng, không khí, nước và các chất khoáng tự nhiên, thì nay lại hấp thụ và tích lũy cả các hóa chất độc. Đến động vật ăn thực vật lại tích lũy các chất độc đó rồi cô đặc gấp mười lần và rất bền vững, đặc biệt trong gan và mỡ, gây tai hại cho chính bản thân con vật và chờ dịp gây hại cho sinh vật nào ăn thịt chúng. Động vật ăn thịt lại tích lũy và cô đặc một lần nữa (gấp mười lần) các chất độc hại trong cơ thể chúng.

Đến lượt những người ăn thịt; mắt xích cuối cùng của chuỗi dây chuyền thức ăn, lại một lần nữa tiếp nhận, cô đặc và tích tụ những chất độc hại trong cơ thể mình, vì vậy tác hại còn nhiều hơn gấp bội! Đặc biệt nguy hiểm đối với bào thai và hài nhi vì phải tiếp nhận độc tố qua nhau thai và sữa mẹ!

• Phi tự nhiên: Thịt gia súc gia cầm chăn nuôi theo quy trình công nghệ hoàn toàn phi tự nhiên: Chuồng trại chật chội, có khi tới mức không thể vận động được, lại cách ly với môi trường xung quanh, nên con vật luôn bứt rứt, căng thẳng... Thức ăn công nghiệp còn trộn thuốc kháng sinh, thuốc kích thích, càng tạo nhiều độc tố rồi tích tụ lại, đã đầu độc cơ thể, đặc biệt hệ thần kinh, khiến nhiều vật nuôi trở thành “điên”!

• Mầm bệnh và độc tố: Bản thân con vật cũng bị một số bệnh có thể lây sang người, điển hình là bệnh cúm gia cầm do chủng vi-rút H5N1, bệnh heo tai xanh và gần đây nhất là bệnh bò điên, cúm heo... đã lan tràn rất nhanh. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam có lúc đã phải đóng cửa trường học!

Thông thường, khi bị bệnh do vi trùng, vi-rút, ký sinh trùng hay thậm chí ngã què... cơ thể con vật sẽ tích tụ mầm bệnh, độc tố, tà khí... Giải pháp đơn giản, kinh tế và “an toàn” nhất của các nhà chăn nuôi là giết những con vật bị bệnh, kém phẩm chất... làm thịt hộp để bán và xuất khẩu! Vì thế, thịt chẳng còn là thịt tự nhiên, sẽ kích thích sự phát triển các khối u ác tính và nhiều bệnh tật khác trong cơ thể người ăn.

Với những con vật bị ung thư hoặc bất kỳ khối u gì, thì may lắm là khối u đó được cắt bỏ, phần còn lại chứa đầy độc tố vẫn được bán như thịt chính phẩm. Tệ hại hơn, chính những khối u, những phần thịt không đạt tiêu chuẩn còn được nhập vào thịt vụn hoặc để làm dồi, xúc xích bán cho người ăn! Các bác sĩ thú y kiểm tra thịt biết rất rõ điều này. Chính vì vậy nếu ăn chay, chúng ta sẽ không phải lo thức ăn của mình đã chết vì bệnh gì!

Ngay cả thịt của những con vật hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng có độc tố, vì trong cơ thể chúng không ngừng sản sinh ra các chất độc từ các phản ứng đốt cháy bên trong từng tế bào, mô, các cơ quan... đào thải qua máu, thận, gan, mồ hôi... Khi bị giết, quá trình đào thải đột nhiên ngừng, các chất độc nằm lại tại chỗ và chờ để đi vào miệng người ăn!

• Tạo phản ứng axít: Thịt là loại thức ăn tạo phản ứng axít trong nội môi trường. Trứng cực Dương, rất khó tiêu, còn tạo axít mạnh hơn. Thịt và trứng làm suy giảm sức đề kháng, khiến các chất cặn bã dễ kết tủa, bám chắc trong các mô, cơ quan, nhất là thành mạch máu, gây trở ngại nghiêm trọng cho các hoạt động sinh lý bình thường, mở đường cho nhiều bệnh nan y cũng như sự hình thành, phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt còn làm tăng lượng ammoniac là yếu tố trực tiếp gây ung thư. Chính vì vậy người ăn nhiều thịt có tỷ lệ mắc các bệnh ở hệ tiêu hóa và ung thư cao hơn hẳn!

Ngoài ra, tính axít của thịt buộc cơ thể phải khởi động quá trình phân giải canxi từ xương, hoặc kết hợp với canxi trong thành phần thức ăn, gây nên bệnh loãng xương. Vì vậy quốc gia nào tiêu thụ nhiều thịt, nơi đó tỷ lệ dân số bị loãng xương càng cao!

• Trạng thái con vật khi bị giết: Điều mà rất ít ai, kể cả các nhà khoa học, chú ý đến, nhưng Phật giáo đã chỉ ra từ lâu lắm rồi: Trong cơn đau đớn quằn quại, khiếp đảm, tức giận, oán hờn... khi bị giết cơ thể con vật sẽ tiết ra chất chống đối. Chất độc này sẽ lan tỏa khắp cơ thể, giữ lại trong từng mạch máu, đường gân, thớ thịt và sẽ “tòng khẩu nhập”, làm xáo trộn tâm trí người ăn!

Thế mà khi mổ dê, người ta đã khử mùi hôi của nó bằng cách dùng roi đánh đập, làm cho con vật toát vã mồ hôi, kéo theo mùi hôi thoát ra. Hành hạ con vật trước khi giết nó như thế quả là độc ác, đã đành, nhưng điều đáng nói là khiến con vật quá sợ hãi, tức giận, phẫn nộ... nên tuyến thượng thận của chúng tiết ra rất nhiều độc tố. Đồng thời sự kháng cự, giãy giụa, quằn quại... hết sức trong tuyệt vọng còn đẩy mạnh phản ứng đốt cháy mãnh liệt bên trong cơ thể, càng xuất tiết nhiều độc tố hơn. Những chất cực độc đó lan tỏa khắp cơ thể con vật, chờ đến lúc đi vào mồm người ăn thịt chúng!

Lễ hội đâm trâu là trường hợp điển hình: Lòng “can đảm”, tinh thần “thượng võ” ở chỗ nào, mà người ta cột con trâu lại rồi dùng vũ khí đâm vào chỗ hiểm cho đến khi con vật gục ngã thì reo hò, uống rượu ăn mừng! Việc làm đó là vô cùng dã man vì đã hành hình con vật nuôi trung thành, đã gánh vác công việc đồng áng nặng nhọc giúp mình, trong khi nó vô tội và bị tước hết mọi khả năng tự vệ (*)!

(*) Một lần đi công tác tại Pleiku (Gia Lai) được mời tham dự lễ hội đâm trâu, nhưng tôi cương quyết khước từ vì không muốn chứng kiến hành động đối xử dã man với con vật hiền lành trung thành như vậy.

Bị giết như thế, con vật vô cùng đau đớn, oán hờn, sẽ tiết ra rất nhiều độc tố để chờ đến giờ lên mâm cỗ liên hoan!

Plutarch, học giả thông thái Hy Lạp nói: “Người ta bức tử những con vật ngây thơ, không móng vuốt để tự vệ, mà đáng lý ra, theo luật của Tạo hóa, chúng có quyền được sống bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như mọi loài khác”!

Nhà soạn nhạc kiệt xuất người Đức thế kỷ XIX R. Wagner khẳng định: “Sự sống của mọi loài đều có tính bất khả xâm phạm!”.

B. Franklin, nhà khoa học, chính trị gia nổi tiếng, một trong những người sáng lập nước Mỹ đã thốt lên: “Những người ăn thịt là những kẻ cố sát!”.

L. Tolstoi, đại văn hào người Nga lên án: “Những người ăn thịt là kẻ phản đạo đức, phạm tội sát sinh! Chúng ta không nên sai lầm chạy theo lối sống của các loài cầm thú, nếu chúng ta tự coi mình cao thượng hơn chúng!”.

Leonardo Da Vinci, danh họa, nhà khoa học, y sĩ lừng danh thời phục hưng, nhấn mạnh: “Những ai không biết quý trọng sự sống của các loài khác là những kẻ không đáng sống!”.

Pythagore, nhà toán học lừng danh, thiết tha kêu gọi: “Này bạn! Xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình bằng những thức ăn tội lỗi!”.

Và, hiển nhiên rằng, “Không sáng tạo ra được những sinh vật đó, thì chúng ta không có quyền cướp đi sinh mạng của chúng!” (Khuyết danh).

Trong “lễ hội chọi trâu”, người ta kích động cho những con trâu mộng lao vào cuộc tương tàn lẫn nhau hết đợt này đến đợt khác. Trong trạng thái căng thẳng và sử dụng cơ bắp tối đa kéo dài như thế, khiến các phản ứng đốt cháy bên trong và tuyến thượng thận tiết ra rất nhiều độc tố lan tỏa và ứ đọng khắp cơ thể. Nhưng ngay sau đó những con trâu chọi tội nghiệp ấy (dù thắng hay thua) liền bị cắt tiết, xẻ thịt! Chất độc trong cơ thể chúng chẳng còn con đường nào khác là lên mâm cỗ rồi ùa vào mồm những người liên hoan ăn mừng!

Sau lễ hội, nhiều kẻ vụ lợi đã bán thịt trâu chọi “giả” với giá khá hời! Nhưng tôi, thì tôi chúc mừng cho những ai “được” ăn loại “thịt giả” đó!

Có thể thông hiểu với điều trên đây nếu chú ý quan sát trên chính bản thân mình: Sau cơn giận dữ, sợ hãi tột độ, cơ thể trở nên mệt mỏi, rã rời, đau yếu... đó là do độc tố, đặc biệt từ hormone thượng thận tiết ra, thấm vào máu và lan truyền khắp thân thể.

Người ta đã mô tả sự việc sau: Hai vợ chồng trẻ nọ (ở Mỹ) xô xát nhau, người chồng không chịu nổi đã bỏ nhà ra đi, cô vợ còn gào thét chửi rủa theo. Đứa con mới sinh đang ngủ bật thức dậy khóc thét lên. Cô vợ vội ôm con, nhưng lửa phẫn uất đang ngùn ngụt, không biết làm gì, cô ấn vú vào miệng con vừa tiếp tục gào thét, chửi rủa... Đứa trẻ bú no thì chết ngay tức khắc! Xét nghiệm cho thấy hài nhi bị ngộ độc cấp tính! Chính chất độc do cơn thịnh nộ của người mẹ tiết ra đã tràn vào máu, tới sữa và giết đứa con thơ vô tội của họ! (Nhiều nước khác cũng thấy những hiện tượng tương tự vậy).

Một thí nghiệm vô cùng đơn giản nhưng nổi tiếng, để chứng minh hiện tượng trên, tiến hành như sau: Dẫn hơi thở của người đang trong cơn phẫn nộ vào tuyết trắng. Tuyết sẽ xám xịt lại. Làm tan chảy những tinh thể tuyết đó rồi tiêm vào chuột thí nghiệm. Chuột sẽ chết ngay trong chốc lát!

Những con vật nuôi nhốt trong điều kiện quá tồi tệ và bị giết trong trạng thái đau đớn, quằn quại đến tột cùng, như mô tả trên đây, chắc chắn thịt và sữa của chúng sẽ chất chứa nhiều độc tố đầu độc người ăn đến mức độ nào? Điều này giải thích vì sao khi ăn các động vật bậc thấp như tôm, sò, ốc, hến... sẽ ít độc hại hơn, vì hệ thần kinh của chúng chưa phát triển, nên không có phản ứng sợ hãi, tức giận, phẫn nộ trước khi chết. Mặt khác, chúng hầu như sống ngoài tự nhiên hoặc không bị nuôi trong các quy trình công nghệ hiện đại, điều kiện sống không cách ly với thiên nhiên, lại không bị xử lý các hóa chất độc (kháng sinh, thuốc kích thích, thuốc sát trùng)... nên không tích lũy các chất độc.

Tuy nhiên, trong tình trạng môi trường ô nhiễm nặng nề ngày nay thì các dòng nước, nhất là cửa sông, nơi hứng chịu nhiều chất độc, các sinh vật sống dưới đáy, nhất là bộ nhuyễn thể đã tích lũy khá nhiều kim loại nặng rất độc hại, vì vậy, tốt nhất không nên ăn chúng!

Mặt khác, xét ở phương diện giáo dục, có thể thấy điều vô cùng mâu thuẫn đến mức ngược đời là: Gia đình, nhà trường, xã hội luôn luôn dạy trẻ nhỏ phải biết yêu thương các con vật bằng mút, nhồi bông, đất nung, bằng gỗ... là những con vật ảo, nhưng lại ép các cháu ăn thịt những con vật thật đó! Tình thương yêu như thế chỉ là bề ngoài, giả dối! Thích ăn thịt, thì làm sao trẻ có thể thực sự thương yêu các loài vật đó được chứ?!

Điều nghịch lý đến kỳ lạ và sửng sốt là: Hàng ngày người ta cầu nguyện Thượng Đế, Giáo chủ tha tội cho mình, nhưng cứ liên tục phạm tội sát hại sinh mạng của những con vật khác, thì lời cầu nguyện của họ liệu có phải là “nỏ mồm, giả dối” không? Hàng năm cứ đến ngày lễ “Tạ ơn” là người ta thẳng tay “gây oán”, giết hàng loạt gia cầm. Đến ngày lễ “Phục sinh” là đua nhau “khai tử” hàng loạt gia súc để “ăn mừng”! Những dịp lễ tết, giỗ chạp... người ta luôn cầu nguyện cho ông bà, bố mẹ, người thân... đã qua đời được xá tội, mau chóng siêu thoát. Thế nhưng, mâm cơm cúng trên bàn thờ lại là xác của những con vật vô tội bị chết oan uổng bởi những hành động độc ác, dã man: cắt tiết, làm lông, phanh thây, mổ bụng, băm ra từng mảnh... thì những người được thờ cúng sẽ nhận được lời cầu nguyện hay tội lỗi?

Những ngày lễ tôn giáo đầy ý nghĩa như thế đã bị thực thi theo hướng hoàn toàn trái ngược. Liệu còn ý nghĩa gì nữa chứ?

Ăn thịt còn gây ảnh hưởng xấu, rộng lớn đến mức không thể lường hết được, nếu nhìn dưới góc độ xã hội, nhân văn: Việc ăn nhiều thịt của người giàu là nguyên nhân gây ra nạn chết đói cho người nghèo! (Lời ông Tổng thư ký Liên hợp quốc Kurt Walheim).

Vấn đề này hiện còn rất ít người quan tâm tới một cách nghiêm túc, thích đáng, kể cả những người tiên phong trong xã hội, để cảnh tỉnh lương tâm nhân loại!

Điều báo động khẩn cấp là, thói quen ăn thịt đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Người ta phải chặt phá rừng để lập trang trại và trồng lương thực cho chăn nuôi, điều này trước hết đã làm mất cân bằng sinh thái.

Mặt khác, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: Khí thải do chăn nuôi sinh ra nhiều hơn hẳn khí thải của ngành giao thông vận tải (vốn đang là sự nhức nhối, mối đe dọa quá lớn đối với loài người) càng đầu độc nghiêm trọng môi trường sống:

• Trên 60% khí thải trong khí quyển phát sinh từ ngành chăn nuôi, gấp bảy lần so với bình thường! Đặc biệt, chăn nuôi còn tạo ra nhiều khí metan, độc hại gấp 21 lần so với khí CO2. Trong khi CO2 còn có ích cho quá trình quang hợp của cây xanh, thì metan gây hại nghiêm trọng cho cả động, thực vật, và là tác nhân chính hâm nóng bầu khí quyển, làm cho băng ở Bắc cực và trên các đỉnh núi cao tan ra, dẫn đến các hậu quả khôn lường!

• Băng tuyết có vai trò như những tấm gương phản chiếu lại ánh nắng và nhiệt độ từ mặt trời chiếu xuống. Băng tan ra, chức năng này không còn nữa, nên trái đất càng bị hâm nóng hơn, từ đó bão tố, động đất, thiên tai... ngày càng nhiều, sự tàn phá ngày càng khốc liệt!

• Băng tan sẽ làm cho mực nước biển dâng cao, xâm lấn đất liền, diện tích trồng lương thực bị thu hẹp lại: Nước biển chỉ dâng lên một mét là hơn 100 triệu người dân sinh sống ở vùng thấp ven biển trên thế giới không còn chỗ ở! Nước biển dâng lên hai mét là toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và phần lớn đồng bằng sông Nile ở Ai Cập, hai vựa lúa lớn nhất của hành tinh và nhiều vựa lúa khác nữa, sẽ bị xóa sổ!

• Mặt khác, băng trên các đỉnh núi cao cũng giữ vai trò như tấm gương phản chiếu trở lại ánh nắng và nhiệt độ từ mặt trời chiếu xuống để giữ cho trái đất được ôn hòa, đồng thời còn là nguồn dự trữ nước, cung cấp từ từ cho các khe, suối, rồi đổ vào các sông. Khi băng tan hết, nguồn dự trữ đó không còn, lục địa sẽ khô hạn nghiêm trọng, đất đai khô cằn không thể trồng cấy được, cây cối sẽ chết hết! Nguy cơ thiếu lương thực càng tăng nhanh, nạn đói khủng khiếp càng đến nhanh!

• Băng tan, khí metan dưới lớp băng thái cổ thoát ra càng hâm nóng bầu khí quyển hơn. Lượng metan đó theo nước về các đại dương, đầm hồ lớn, hâm nóng khiến lớp metan trầm tích dưới đáy thoát ra càng làm cho nước nóng hơn nữa. Những vụ “cháy đại dương” như thế khiến nhiều loài sinh vật trong nước chết và có nguy cơ tuyệt chủng, các sinh vật trên bờ bị đe dọa nghiêm trọng!

• Lượng nước dồn vào đại dương, làm cho trọng tâm trái đất bị lệch đi, hành tinh này sẽ vừa quay vừa lúc lắc. Mỗi lần trái đất lúc lắc, mọi công trình trên mặt đất và con người bị văng ra xa hàng trăm mét và khi rơi xuống thì tan tành hết!

• Hiện tượng băng tan, nước dồn về đại dương, rất có thể dẫn đến trục quay của trái đất thay đổi, quỹ đạo chuyển động không như xưa nữa! Hậu quả khó mà lường hết được!

Lịch sử trái đất đã một lần bị loài khủng long tàn phá, khiến trục quay của nó bị lệch đi, mọi sinh loài trên hành tinh bị hủy diệt. Ngày nay, loài “khủng long hai chân” còn tàn phá hành tinh này nặng nề, toàn diện hơn, nên đại họa khó mà tránh khỏi!

Có thể nói, thói quen ăn nhiều thịt đang đe dọa, dẫn đến hậu họa tiêu diệt sự sống trên hành tinh này. Đây là điều cần cảnh báo khẩn cấp cho mọi người! Nếu không kịp thời chấm dứt tình trạng ăn thịt như hiện nay, thì thời gian chắc chắn không còn bao lâu nữa! Chỉ khi nào loài người chuyển ngay sang ăn thuần chay thì mới còn cơ may giảm bớt hoặc thoát khỏi đại họa khủng khiếp này!

Nhưng, hiện nay vẫn còn quá ít người thấu hiểu nguyên nhân sâu xa của những mối đe dọa mang tính hủy diệt nói trên. Thiết nghĩ, những người tiên phong trong xã hội cần phải nhìn nhận thật nghiêm túc, có thái độ và hành động thiết thực, thích đáng trước hiểm họa trên!




b. Con đường gây hại của thức ăn huyết nhục

Tác hại của việc ăn thịt có thể tóm tắt dưới đây:

• Sự thối rữa: Ngay sau khi bị giết, protein trong cơ thể con vật đông đặc lại, các enzyme nội bào tự hoại phóng thích ra, quá trình thối rữa bắt đầu và diễn ra rất mạnh ở dạ dày, ruột của người ăn. Miếng thịt chính là một phần xác chết của con vật! Thịt là thức ăn của xác chết!

Sự thối rữa tạo ra độc tố phá hủy môi trường của những vi khuẩn có ích trong ruột non, làm thoái hóa các nhung mao thành ruột, nơi hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và sản sinh ra hồng cầu.

Thịt lại vận chuyển rất chậm trong đường tiêu hóa, năm ngày sau khi ăn mới được đẩy ra khỏi cơ thể (trong khi thức ăn thực vật do có nhiều chất xơ, chỉ cần một ngày rưỡi). Suốt thời gian lưu lại trong cơ thể, những chất độc hại từ thịt thối rữa thường xuyên tiếp xúc với thành ống tiêu hóa, gây bệnh cho tá tràng, ruột già, làm suy yếu đường ruột.

Chính vì thế những người ăn nhiều thịt thường có tỷ lệ mắc bệnh, điển hình là ung thư bộ máy tiêu hóa cao hơn hẳn!

Mỡ bão hòa và cholesterol từ thịt bám quanh các cơ quan năng động như tim, gan, thận... cản trở chức năng hoạt động của các cơ quan đó. Trong ruột già, các chất thải từ thịt có khuynh hướng làm tắc nghẽn kết tràng ngang, dẫn đến kết bí độc tố, ngăn cản sự đào thải cặn bã của đường tiêu hóa.

Hơn thế nữa, ăn nhiều thịt còn khiến các cơ quan, nhất là tiêu hóa cần nhiều oxy hơn, từ đó nhịp thở tăng lên, khó duy trì sự ôn hòa, bình tĩnh, ý nghĩ trở nên thụ động, cứng nhắc, đa nghi (khoa học Tây Âu chủ yếu dựa vào sự nghi ngờ và rất đề cao nghi ngờ), thậm chí người ăn nhiều thịt còn hay hung hãn. Đó là những biểu hiện xấu của lực Dương.

Casein trong sữa và các sản phẩm từ sữa rất khó hoặc không thể tiêu hóa được, sẽ tích tụ lại, rồi thối rữa, sinh ra niêm dịch và độc tố bao phủ bề mặt của dạ dày, ruột, tụy, gan, mật... làm suy yếu các cơ quan đó, khiến chúng đòi hỏi nhiều hồng cầu để đưa oxy, chất dinh dưỡng tới, chuyển CO2 và độc tố đến nơi đào thải. Ăn sữa liên tục, tình trạng đó kéo dài, sẽ tạo ra những suy nghĩ bất thường, những phản ứng trì độn và lý trí suy sụp nên chẳng thể thông minh được!

• Bệnh ung thư: Bình thường thịt để lâu sẽ chuyển sang màu xanh xám. Ngành công nghiệp thực phẩm đã “ngụy trang” sự đổi màu ấy bằng cách dùng Nitrate, Nitrite và các chất bảo quản khác để thịt có màu đỏ như còn tươi. Nhưng từ rất lâu, những chất này đã nhiều lần được cảnh báo là tác nhân gây ung thư!

Hai nhà dịch tễ học Gilbert và Dominici còn công bố: Trong mỗi cm3 phân của người ăn nhiều thịt có tới 67.000 vi khuẩn, trong khi phân của người ăn chay chỉ có 2.250 vi khuẩn. Điều đáng nói là, các vi khuẩn trong đường ruột người ăn nhiều thịt phản ứng với các dịch tiêu hóa để tạo ra các hóa chất có hoạt tính gây ung thư, trong khi các vi khuẩn ở phân người ăn chay không có hiện tượng đó!

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra: giảm 20% lượng thịt trong khẩu phần ăn, hiệu quả làm việc sẽ tăng lên 33%! Các trẻ gái ăn thịt hàng ngày sẽ có kinh sớm hơn, kích thích tố sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn trong suốt thời kỳ thanh xuân. Đến trung niên nguy cơ bị ung thư vú cao hơn hẳn so với ăn thuần chay! Nhiều nghiên cứu khác còn chỉ ra: Những người ăn thịt có tỷ lệ mắc ung thư đường ruột cao hơn hẳn so với người ăn chay!

• Bệnh tim mạch: Chất béo trong thịt và cholesterol không được phân giải triệt để sẽ bám lại, khiến thành mạch máu dày lên, tiết diện mạch máu thu hẹp lại, máu lưu thông khó khăn, dẫn đến xơ cứng động mạch.

Tình trạng kéo dài, sẽ không đủ máu cung cấp cho nhu cầu hoạt động, cơ thể suy sụp nhanh chóng, sẽ chết sau một thời gian ngắn! May thay, tim đã sáng suốt đập nhanh, mạnh hơn để bơm đủ máu cho nhu cầu của cơ thể! Thế là bệnh cao huyết áp xuất hiện! Kéo dài tình trạng ấy, tim sẽ suy yếu là điều tất nhiên, dễ hiểu!

Mặt khác, rất quan trọng là, ăn nhiều thịt sẽ tạo nội môi trường axít khiến các chất béo và cặn bã bền vững, khó đào thải. Lâu ngày sẽ bị vôi hóa, bệnh xơ vữa mạch máu xuất hiện!

Vì thế, có mối tương quan không thể phủ nhận giữa việc ăn thịt và bệnh tim mạch!

• Bệnh tiểu đường: Là bệnh gây tử vong đứng thứ 8 ở Mỹ, tuổi thọ trung bình thấp hơn bình thường rất nhiều. Bệnh làm hư hoại mạch máu nên máu không đến đủ để nuôi các cơ quan bộ phận của cơ thể. Vì thế:

+ Mắt bị hư hỏng trầm trọng, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh mù, 80% người bị tiểu đường sẽ bị mù.

+ Tỷ lệ suy thận gấp 18 lần bình thường. Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, hầu hết người bệnh phải gắn với máy lọc máu.

+ Lượng máu tới tứ chi giảm nên chỉ một sự nhiễm trùng nhẹ ở ngón chân cũng phải tháo khớp, cưa chân...

+ Cơ quan sinh dục không được nuôi dưỡng đủ nên bị bất lực nghiêm trọng.

Nhìn chung, trong vòng 17 năm kể từ khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh thường bị đau tim, suy thận, chấn động não, mù... Đó là thảm kịch mà Tây y phải “bó tay”.

Nhưng, bệnh tiểu đường có thể phòng, trị được bằng cách thay đổi chế độ ăn uống:

• Tiến sĩ Inder Singh cho 80 bệnh nhân tiểu đường ăn rất ít chất béo, hoàn toàn không ăn đường. Sau 6 tuần, trên 60% không cần dùng insulin. Một tuần nữa thì 70% không cần tiêm insulin. Những người còn phải tiêm insulin thì với liều lượng ít hơn rõ rệt so với trước. Thời gian ăn kiêng càng dài, kết quả càng khả quan!

• Nghiên cứu khác theo dõi trên 20 bệnh nhân tiểu đường phải tiêm insulin hàng ngày, được ăn nhiều chất xơ, ít chất béo. Sau 16 ngày, 45% không cần phải tiêm insulin nữa! Một nghiên cứu khác cũng chế độ ăn như vậy thì, 70% trường hợp tiêm insulin, 90% phải dùng thuốc điều trị, đều không cần insulin và thuốc sau vài tuần.

• Trước Đại chiến Thế giới thứ hai, thổ dân ở một hòn đảo sống cô lập rất khỏe mạnh, hạnh phúc, đảo này được mệnh danh là “đảo dễ chịu”. Trên đảo có rất nhiều chim sinh sống. Phân chim qua nhiều đời đã chất thành núi. Sau chiến tranh, các nước công nghiệp phát triển đã chú ý tới chất phosphate từ những “mỏ phân chim”, họ đầu tư khai thác ồ ạt. Từ đó kinh tế trên đảo phát triển nhanh, người dân giàu có, đã chuyển sang lối ăn uống hiện đại: tiêu thụ nhiều thịt, mỡ, đường, sữa hộp... giảm lượng chất xơ từ rau củ... Kết quả là, hơn 1/3 dân trên đảo bị bệnh tiểu đường!

• Nhiều nghiên cứu với quy mô lớn nhỏ, thời gian dài ngắn khác nhau đều đi đến kết luận thống nhất: Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường luôn tăng theo mức độ tiêu thụ thịt và giảm xuống rõ rệt nếu ăn nhiều rau củ!

• Nghiên cứu độc đáo của Sweeney: Chia những sinh viên khỏe mạnh, hầu như vô bệnh thành hai nhóm:

+ Nhóm 1: Ăn hai ngày nhiều chất béo

+ Nhóm 2: Ăn hai ngày nhiều chất ngọt

Theo dõi khả năng điều chỉnh lượng gluco trong máu, kết quả thật không ngờ: Nhóm ăn nhiều chất béo khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu bị rối loạn nghiêm trọng. Trong khi nhóm ăn nhiều chất ngọt thì khả năng ấy không rối loạn nặng nề đến thế! Kết quả này đã gây nhiều sửng sốt, nhưng hầu hết các bác sĩ Tây y đều không biết đến nên chỉ khuyên người bệnh không nên ăn đường!

• Bệnh thận, gút, viêm khớp: Nhìn chung, hàm lượng axít amin tổng số ở thịt khá cao nhưng tỷ lệ không cân xứng với nhu cầu của cơ thể con người, nên ăn thịt chẳng những cơ thể chỉ sử dụng được một phần, có khi rất ít, mà điều vô cùng quan trọng là, lượng axít amin không được hấp thụ ấy sẽ bị đào thải chủ yếu ở dạng Urê và Uric. Do vậy, thận của người ăn nhiều thịt phải làm việc gấp ba, bốn lần bình thường nên sớm suy kiệt.

Khi về già, thận không còn làm việc hiệu quả như lúc trẻ, không còn khả năng đảm đương gánh nặng quá sức nên bệnh thận càng trầm trọng!

Các chất cặn bã tích lũy trong cơ rồi rắn chắc lại thành tinh thể gây đau đớn ở bắp thịt, tạo ra bệnh gút. Nếu chúng tích tụ ở các khớp xương thì dẫn đến bệnh viêm, thấp khớp. Nếu tích tụ ở các dây thần kinh thì gây bệnh viêm dây thần kinh, đau thần kinh tọa...

- Bệnh táo bón: Thịt có rất ít chất xơ nên vận chuyển chậm trong ống tiêu hóa, đã gây ra bệnh táo bón kinh niên. Vì táo bón, khi đại tiện phải rặn, tạo ra áp lực cao lên tĩnh mạch, khiến hình thành bệnh trĩ và phình các tĩnh mạch ở chân. Mặt khác thức ăn huyết nhục lại kích thích mãnh liệt, làm suy yếu dạ dày, càng làm trầm trọng thêm căn bệnh táo bón.

Các chất độc ứ đọng trong ruột tiếp tục thối rữa, lại được màng ruột hấp thụ trở lại, nên gây ra các bệnh nhức đầu, ngạnh kết, hôi miệng, viêm ruột thừa, ung thư đại tràng, bệnh tim... Những bệnh ấy người ăn chay thường không mắc. Thậm chí nếu đã mắc, nhưng chuyển sang ăn chay lâu ngày sẽ giảm dần và hết!

Nhìn chung, dù là thịt tốt và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh đến đâu chăng nữa cũng không tránh được các độc tố ứ đọng (do sản phẩm của quá trình đốt cháy bên trong không kịp đào thải khi con vật bị giết). Nên ở các vùng dân cư có mức độ tiêu thụ nhiều thịt và chất béo bão hòa thường có tỷ lệ mắc các bệnh nan y và tử vong rất cao so với vùng cư dân ăn chay hoặc ăn rất ít thịt. Trẻ nhỏ ăn nhiều thịt nướng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh... thường là những “ứng viên” của bệnh tim mạch, ung thư... trong tương lai gần!

Ngoài ra, ăn nhiều thịt thì gan, thận phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa và đào thải độc tố, do đó khí lực của hai cơ quan rất quan trọng này suy giảm, nên cơ thể chóng già chóng chết!

- Rối loạn sinh lý cơ thể: Nhiều công trình nghiên cứu ở các quốc gia, các vùng dân cư khác nhau cho thấy: Trẻ gái càng ăn nhiều thịt, chất béo, sữa... càng sớm có kinh, kinh nguyệt ra nhiều hơn, thời gian hành kinh lâu hơn, thời kỳ có kinh kéo dài hơn và thường khó chịu, đau đớn trước khi có kinh.

Thống kê năm 1875 cho thấy: con gái Nhật Bản bắt đầu có kinh ở tuổi 16, 17, nhưng từ năm 1974 về sau là 12,2 tuổi.

Những người có kinh sớm (dưới 13 tuổi) sau này thường có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 4 lần so với người có kinh muộn (17 tuổi trở lên), tuổi tắt kinh trung bình của họ là 50, trong khi những người ăn chay thường tắt kinh ở tuổi 46.

Điều rất đáng nói là, việc sử dụng hóa chất độc, chất kích thích trong chăn nuôi đã gây ra hiện tượng rối loạn giới tính và nhiều hậu quả khôn lường... ngày càng phổ biến!

Sự trẻ trung của con người tùy thuộc vào sự trẻ trung của các tế bào, đến lượt mình, sự trẻ trung của tế bào lại phụ thuộc vào sự thanh khiết của máu đến nuôi dưỡng, máu lại được gan và thận thanh lọc. Cho nên muốn cho cơ thể trẻ trung khỏe mạnh phải giữ cho gan, thận cường tráng, tức là không nên ăn thức ăn huyết nhục để tránh cho máu bị nhiễm độc khiến gan, thận phải làm việc nặng nhọc quá sức. Đó chính là bí quyết giữ gìn sự trẻ trung khỏe mạnh và trường thọ!

Các nước Âu Mỹ đời sống cao, ăn nhiều thịt trứng sữa, đường nên cứ một giây đồng hồ lại có một trong năm người mắc mới bệnh thấp khớp; một trong bảy người bị suyễn; một trong mười người bị tim mạch. Sau tuổi 50 thì cứ mỗi giây lại có một trong năm người bị mắc mới bệnh tiểu đường!...

Người ta đã tổng kết: Nơi nào người Tây Âu “đặt chân tới” thì không bao lâu sau, nơi đó sẽ xuất hiện bệnh truyền nhiễm và những bệnh chưa từng thấy ở đó bao giờ…

- Ngô Đức Vượng -

0 comments:

Đăng nhận xét