Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Posted by Đỗ Hữu Phúc On 22:44

 ĐÂU LÀ XÃ HỘI KHÔNG MINH TRIẾT

 

   Khi tôi viết bài này thì số ca nhiễm covid19 ở Việt Nam đã gần 13 ngàn người. Câu chuyện dịch bệnh bây giờ không còn là của hàng xóm nữa, nó là của chúng ta rồi, hy vọng mọi người thật cẩn thận!

   Tất cả những gì tôi trao đổi chỉ mong góp chút sức lực nhỏ bé, cùng những người đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu cân bằng đối trọng lại trạng thái đang vô cùng bất ổn hiện nay trong xã hội. Hy vọng ngày càng có nhiều người hơn ngộ ra, chuyển đổi tâm thức càng sớm càng tốt để giảm thiểu thiệt hại của giai đoạn “Diệt” trong chu kì Thành – Trụ – Hoại – Diệt này!!

1. Câu chuyện thứ nhất tại Hy Lạp cổ đại - thời kì trước công nguyên

   “Khi ta chết, quan tài của ta phải do những y sĩ giỏi nhất khiêng đi – vì y thuật không thể chiến thắng cái chết. Vàng bạc trong kho phải mang lót trên đường khi di quan từ nội cung ra triều đình – vì khi chết không ai mang bất cứ của cải gì theo được. Quan tài của ta phải mở hai bên để hai cánh tay ta có thể dang ra ngoài – vì khi sinh ra ta chẳng có gì và khi ta chết cũng ra đi với hai bàn tay trắng mà thôi”.

   Tất cả triều thần đều sửng sốt với di lệnh này của Đại đế Alexander, người bất bại trong mọi cuộc chinh phạt. Đây là một Hoàng đế rất khác với hình dung quen thuộc của mọi người. Đây là cách mà Vua của Á Châu, chiến binh vĩ đại nhất lịch sử ra đi sao? Chỉ có Roxana, vợ của Alexander, người luôn túc trực bên giường bệnh với đôi mắt đong đầy thương yêu, là người duy nhất thấu hiểu tâm tình của chồng mình và khiến ngài yên tâm rằng di ngôn của ngài sẽ được thực hiện.

   Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Alexander đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới, ông được xem là một trong những vị tướng thành công nhất, cũng như một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

   Suốt 12 năm tại vị của mình, Đại đế Alexander luôn ôm giấc mộng làm bá chủ thế giới, ông đã mang quân đi chinh phạt khắp nơi và luôn bách chiến bách thắng, trở thành vị Hoàng đế lừng danh nhất và là thước đo chuẩn mực cho các vị vua sau này…

   Nhưng khi dẫn quân chinh phạt Ấn Độ, trong trận chiến cuối cùng này, Alexander đã có dịp gặp các vị hiền triết tại đây, ông đã thực sự được thức tỉnh, và tâm thức ông đã hoàn toàn chuyển đổi. Khi quay trở về Babylon, ông đã tâm sự với Kyros – người cận thần trung thành cũng là người bạn với ông từ thuở nhỏ – rằng: “Khi xưa ta mơ nhìn Hy Lạp sẽ như mảnh đất chạy dài đến tận cùng thế giới nhưng nay ta đã biết phóng tầm mắt lên bầu trời bao la, và mong Hy Lạp sẽ trở thành trung tâm của sự hiểu biết và được điều hành theo những định luật của vũ trụ. Do đó ta muốn thay đổi Hy Lạp với những tư tưởng mới mẻ này, xây dựng một xã hội khác khi xưa. Từ khi về đây, ta đã cho gọi các học giả, các hiền triết Hy Lạp và Ba Tư đến để tham khảo, đối chiếu với những điều mà các hiền triết Ấn Độ đã nói về các quy luật của vũ trụ.”

   Ông không còn muốn chinh phạt thế giới nữa, thay vào đó, ông muốn cai trị đất nước bằng sự minh triết. Nhưng không lâu sau đó, Alexander đã chết trong một cơn bạo bệnh, ông ra đi ở tuổi 32. Đã có người thương tiếc cho sự ra đi ở tuổi còn rất trẻ của vị Quốc vương này và đã thốt lên rằng: “Ước gì ngài sống thêm một vài năm nữa thì có lẽ vận mệnh của Châu Âu đã hoàn toàn khác!

2. Câu chuyện thứ hai tại Ấn Độ - ở thế kỉ 19

   Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư. Sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa nên dặn học trò ở lại chăm lo tu hành. Học trò nghe theo lời thầy, thiền định sớm hôm không hề bê trễ.

   Vì nếp sống tu hành thanh bần, tu sĩ chỉ có độc mỗi một miếng khố che thân. Nhưng chiếc khố cứ bị chuột cắn rách hoài nên tu sĩ cứ lâu lâu lại phải đi xin một mảnh vải che thân khác. Dân làng thấy vậy, bèn biếu tu sĩ một con mèo để trừ lũ chuột. Tu sĩ đem con mèo về nuôi, từ đó chuột không dám lộng hành nữa, nhưng tu sĩ lại phải lo thêm một phần ăn. Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin sữa để nuôi con mèo. Một tín đồ thấy vậy bèn tình nguyện dâng cúng tu sĩ một con bò cái để có sữa nuôi mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò nhưng nuôi được mèo lại không có rơm cho bò ăn.

   Do đó, ngoài thức ăn khất thực, tu sĩ lại phải đi xin rơm về nuôi bò. Dân làng thấy vậy bèn biếu tu sĩ một mảnh đất và dụng cụ canh nông để tu sĩ trồng trọt, nuôi bò. Tu sĩ ra công cầy cấy nên rau trổ thật nhiều, bò ăn không hết, phải mang bán ngoài chợ. Miếng đất thật mầu mỡ sinh hoa lợi quá nhiều, tu sĩ làm không xuể, phải gọi người đến làm giúp. Lạ thay, miếng đất cứ thế sinh sôi nẩy nở, trồng gì cũng tươi tốt và chả mấy chốc trở nên một đồn điền trù phú. Tu sĩ có nhiều hoa lợi bèn xây một đền thờ to lớn, đẹp đẽ, thuê thợ khắc tượng, đúc chuông thật vĩ đại, nhưng thời gian tu hành không còn là bao vì tu sĩ phải lo trông nom đồn điền, lo sổ sách giao dịch buôn bán, kiểm soát nhân công trồng tỉa, rồi có tiền bạc phải lo đầu tư, bỏ vốn mua thêm đất đai, khai khẩn thêm nữa…

   Một hôm, sư phụ trở về không trông thấy túp lều đơn sơ nữa mà thay vào đó một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương, trong đền ồn ào những tín đồ vừa cúng bái vừa buôn bán. Trông thấy sư phụ, tu sĩ mừng rỡ chạy ra chào. Sư phụ ôn tồn hỏi tại sao lại có sự thay đổi như thế. Tu sĩ trả lời, “thưa thầy, thật tâm con muốn tu hành nhưng tại lũ chuột cứ cắn rách áo hoài. Để bảo vệ cái áo con nuôi mèo. Để có sữa cho mèo ăn, con phải nuôi bò, và để có rau nuôi bò, con phải canh tác. Rồi thì trúng mùa liên tiếp, sức con làm không xuể nên phải gọi thêm người làm giúp, rồi thì buôn bán thành công, tiền bạc nhiều thêm, con phải đích thân trông nom mọi việc. Sau đó con cho xây cất đền thờ to tát, đúc tượng thật vĩ đại, con còn mướn người lo việc cúng tế, nhang đèn cẩn thận”.

   Sư phụ thở dài, “xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải giải thoát. Tụ tập tín đồ cho đông, ồn ào phức tạp, chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu. Chỉ vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa hẳn con đường mà ta đã chỉ dạy nhằm việc giải thoát. Con chỉ lầm lẫn một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay, trói buộc vào các thứ đó rồi làm sao có thể thoát được?

   Các bạn thấy câu chuyện thật khôi hài phải không? Nhưng đó là chuyện có thật, tin hay không là quyền của các bạn! Rồi đến một ngày, các bạn sẽ hiểu ra dụng ý của tôi, lúc đó các bạn sẽ nghĩ khác. Còn bạn nào hiểu được luôn lúc này thì là điều thật tuyệt vời!

Link bài viết trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=NhSMKPft4Q4&t=35s


3. Câu chuyện thứ ba tại Việt Nam - thời đại chúng ta ngày nay

   Trước hết, xin đặt một câu hỏi: “Minh triết là gì?”. Theo Bách khoa Toàn thư, thì minh triết là khôn ngoan, kiến thức, trí tuệ. Theo Từ điển tiếng Việt, thì minh triết lại có nghĩa: sáng sủa, rõ ràng.

    Vậy thì, tôi đã hiểu nghĩa hai chữ minh triết theo kiểu của tôi: Minh triết của một người là bản năng gốc (BNG) của người đó và những tích biến từ xã hội, cuộc đời. Minh triết của một dân tộc là BNG của dân tộc đó, được tích biến qua bề dày của lịch sử đất nước. Minh triết đứng ngoài tri kiến kinh viện và được lưu truyền chủ yếu là qua dân gian.

    Việt Nam với một bề dày lịch sử dằng dặc, tất nhiên là dân tộc Việt tích biến vô số những khôn ngoan, kiến thức để làm nên trí tuệ. Và với trí tuệ đó, con người Việt sẽ thực hiện cho đất nước những điều sáng sủa, rõ ràng… Và Từ điển Việt-Anh, chỉ gọn ghẽ giải nghĩa minh triết là Wisdom. Từ điển Webster trong giải nghĩa đầu tiên từ wisdom là như thế này: “Chất lượng của sự khôn ngoan; tri kiến, và khả năng để làm cho việc sử dụng nó thích đáng; sự am hiểu trong những mục đích tốt nhất và các phương tiện tốt nhất; sự sáng suốt và lương tri; sự suy xét chính chắn; sự minh mẫn; kỹ năng; khéo léo (bản dịch).

    Tất cả những thứ trên có đủ để làm nên một minh triết cho Việt Nam? Chỉ là, theo tôi, cần phải có cái BNG làm chủ đạo. BNG là gì? Là cái chân tính, cái tính thật hay là cái nhân tính nguyên thủy của dân tộc Việt. Khi chúng ta đã có khôn ngoan và kiến thức qua những trải nghiệm, để kết tụ thành trí tuệ. Trí tuệ lúc ấy sẽ cần chân tính để dẫn dắt thực hiện những sự việc sáng sủa, rõ ràng cho dân tộc đất nước bằng Wisdom - tức là minh triết.

    Minh triết sinh động trong từng giây phút của đời sống văn hóa thường ngày. Tranh gà Đông Hồ phải giữ được phẩm chất truyền thống và càng ngày phải càng đẹp hơn. Bánh tôm Hồ Tây càng ngày phải càng ngon hơn, hay ít ra cũng không dở đi. Mì Quảng, Cao Lầu của Quảng Nam - Đà Nẵng không được biến chất...

   Hiện nay, theo tôi nhận thấy, có nhiều người đã vì tham đắm những lợi lộc nhất thời mà đánh mất cái minh triết trong đời sống thường nhật của con người Việt. Ngay cả trong lĩnh vực văn học, nhiều tác giả đã tự hài lòng với chính mình quá sớm và quá dễ dàng, đã quên đi cái minh triết: “Thức khuya mới biết đêm dài; đường xa mới biết ngựa giỏi”. Minh triết của cha ông nằm trong những tục ngữ, phương ngữ dân gian.

   Có lần, tôi đọc trên trang web vietsciences bài “Bệnh giả dối đang trở thành quốc nhục”. GS Hoàng Tụy đã nói về sự giả dối tồn tại trong ngành và toàn xã hội: “Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục, trong khi truyền thống dân tộc Việt không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc”.

   Bệnh giả dối đã lần mòn giết chết từng giây cái minh triết của Việt tộc. BNG của con người Việt là chân thật và dũng cảm. Do đó, tôi đã nói ở bên trên, minh triết của dân tộc Việt hiện nay, lại chỉ còn được thể hiện trong đời sống dân gian.

   Những người đã hội “khôn ngoan, kiến thức, trí tuệ” để có thể “sáng sủa, rõ ràng” mà hành xử trong đời sống, nhưng nếu thiếu cái chân tính, sự chân thật BNG của dân tộc thì coi như không thể nào thể hiện được cái minh triết.

   Một doanh nhân trá ngụy bằng những sản phẩm không có hàm lượng tốt như đã quảng cáo. Một nghệ sĩ phải trá ngụy với chính mình bằng những tác phẩm không “thực sự” được sản sinh ra bằng trái tim và tấm lòng chân thực, lừa đảo khán giả. Những gì có liên quan đến trá ngụy và lừa đảo, thì không thể nào là minh triết.

   Ở câu nói: “Cái gì phải thì thôi” trong dân gian, có mang hàm lượng nhẹ của câu “Thà nghìn năm chẳng được chính Pháp, còn hơn một ngày tu thiền cáo hoang”. Nó chứa đựng cả tình lẫn lý một cách trọn vẹn. Phải thì tôi chịu nghe theo, không phải thì tôi sẽ đương cự tới cùng.

   Tôi hiện đang sống ở Hà Nội. Những người dân nghèo, lao động ở đây thật thà, chất phác và rất tự trọng. Tôi đi xe đạp, và thi thoảng mang xe ra góc đường gần nhà để nhờ bơm lốp xe. Cậu sửa xe độ gần 30 tuổi, không có một cửa tiệm đàng hoàng, mà chỉ bày dụng cụ đồ lề ở góc đường và hành nghề. Mỗi lần cậu bơm bánh xe cho tôi, cậu lấy 1 ngàn, nhưng tôi thường đưa 2 ngàn.

   Một lần, cái xe đạp tôi phanh không ăn nữa, tôi mang ra cậu. Cậu xem xét rồi buông thõng: “Tuột phanh anh à!” Sau đó cậu loay hoay sửa khoảng 15 phút rồi bóp bóp hai tay phanh, xong quay sang tôi: “Tốt rồi đó anh!”. Tôi hỏi: “Tôi thiếu cậu bao nhiêu?”. Cậu khoát tay, nói: “Không lấy tiền. Anh cho tiền bơm hơi lâu nay nhiều rồi!”. Cậu không nhìn tôi, lại vớ lấy cái xe máy của một khách đang chờ và tiếp tục làm việc. Còn không ít những con người Việt lao động nghèo khó khác mà tôi gặp đã thể hiện cái lý, cái tình, cái minh triết một cách thật hồn nhiên.

   Hôm rồi hai ba con tôi trở nhau bằng xe đạp đi một vòng Hồ Tây, lúc về hai ba con rẽ vào hàng nước dừa gần ngã tư chân cầu Nhật Tân. Khi gọi tính tiền, bà chủ bảo 40 ngàn. Tôi đưa tờ 500 ngàn. Bà chủ lại không có tiền trả lại. Bà chủ cười nói: “Chú về đi mai mốt trả”. Tôi nói: “Chị đâu biết tôi là ai sao dám cho thiếu?”. Bà cười: “Đâu có bao nhiêu, tôi tin ở chú mà”.

   Ngoài cái tình, cái lý, con người ta sống còn cần sự tin tưởng ở nhau. Mà dường như, những người Việt lao động, nghèo khó thường có đủ cái tình chân thật để thể hiện cái lý, tin ở một người không quen biết. 40 ngàn đối với một người buôn gánh bán bưng như bà bán nước dừa không phải là không bao nhiêu. Tôi biết nhiều khi bán từ chiều cho tới khuya kiểu như bà, chỉ kiếm được vài ba trăm ngàn tính luôn cả vốn liếng trong đó…

 ...

   Liệu có một phép màu nào có thể khiến cho con người thôi phá hủy sự sống muôn loài, thôi hủy diệt màu xanh trên quê hương địa cầu này không? Liệu có cách nào ngăn không cho hành tinh này đếm ngược về ngày tận thế? Những gì đã và đang xảy ra trên hành tinh này là cơn thịnh nộ của Đấng Sáng thế hay chỉ đơn giản là những báo ứng tuần hoàn theo luật Nhân quả của vũ trụ?

   Nếu chúng ta đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ Thành – Trụ – Hoại – Diệt, thì có cách nào để ngăn chặn sự hủy diệt đó không, khi chính chúng ta mới là nguyên nhân cho mọi sự phá hủy khủng khiếp nhất đối với sự sống và tương lai của muôn loài?

   Con người luôn mơ ước và hướng đến một thế giới hòa bình nhưng cho đến tận ngày hôm nay, khi nhân loại đang tự hào về nền văn minh và sự phát triển khoa học, công nghệ đỉnh cao của mình, thì hành tinh này vẫn chưa ngày nào ngừng xung đột, biến động, bất ổn…

   Nếu người ta chỉ chạy theo sự ganh đua, tranh giành quyền lực hòng thống trị nhau thì cái chúng ta gọi là văn minh có thực sự xứng đáng là một nền văn minh không?

   Thế giới này bao la, rộng lớn hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Và trên đời lại còn có những thứ quý báu hơn của cải, vàng bạc châu báu, đất đai nữa. Tôi đã học được những kiến thức mới lạ, khác hẳn những điều tôi được học từ phổ thông hay đại học. Từ trước đến nay tôi vẫn tin rằng học thức chúng ta học được là tốt nhất nhưng giờ tôi đã thấy rõ sự thiếu sót của nền tảng kiến thức tôi có được trong quá khứ thông qua các bài giảng của những người thầy cũ của mình. Đặc biệt từ khi đại dịch Covid19 đã dạy cho loài người chúng ta rất nhiều điều. Chúng ta chỉ biết chú trọng vào các sự kiện bên ngoài nhưng không biết gì về những việc xảy ra bên trong. Chúng ta biết về thân xác con người nhưng không biết gì về tâm thức con người. Chúng ta biết về thế giới này nhưng không biết gì về các thế giới khác. Chúng ta biết về thần linh nhưng không biết gì về các định luật vũ trụ. Còn biết bao nhiêu các thứ nữa mà chúng ta cần phải học…

   Ta nhận ra được rằng kiến thức, học vấn khác hẳn với minh triết. Người học nhiều bằng cấp, có kiến thức nhiều không hẳn đã tài giỏi uyên bác thông thái hơn người. Người càng ỷ lại, cho rằng mình học nhiều thì càng bám chặt lấy các ý tưởng giới hạn của mình và thường tỏ ra thiếu khoan dung, đồng cảm với suy nghĩ của người khác. Người giỏi lý luận thường thích tranh luận, cãi vã, bất đồng ý kiến với người khác theo suy nghĩ hơn là biết lắng nghe, khám phá và cảm thông. Đó chính là thiếu sót lớn của nền văn minh của đa số nhân loại.

   Với kiến thức đúng đắn và lý luận rõ ràng, người lãnh đạo (NLĐ) có thể cai trị dân chúng dễ dàng. NLĐ cũng có thể sử dụng khả năng biện luận hay tài hùng biện để kêu gọi mọi người đi theo quan niệm hay mục đích của mình. Nhưng việc này chỉ thuyết phục, lôi cuốn mọi người được một lúc mà thôi. Sau đó nếu mọi chuyện diễn ra khác với những lời hứa thì mọi thứ sẽ tan như bọt nước, NLĐ chẳng thể thay đổi hay mang lại kết quả gì. Vì kiến thức chỉ là sản phẩm của trí óc, nên bắt mọi người phải tuân theo một lý lẽ nào đó chỉ là sự áp chế nhất thời, rồi sẽ tạo phản ứng khiến họ sợ hãi bối rối thêm chứ không soi sáng gì cho họ được. Kiến thức giúp chúng ta tranh luận và thuyết phục bằng những lý lẽ xác đáng nhưng sẽ không thực sự cảm hóa được người khác, vì nó không thực sự thu phục được nhân tâm, không xâm nhập vào tâm hồn con người được. Chỉ có những gì đi từ trái tim mới đến được trái tim người khác.

   Minh triết là điều khó giải thích vì nó xuất phát từ sự uyên thâm và tế nhị nằm sâu trong tâm thức trong khi kiến thức là sự thu nhặt các sự việc, sự kiện, so sánh, sắp đặt chúng theo một lý luận hay một trật tự nào đó. Để cai trị một quốc gia hữu hiệu, NLĐ có tài là chưa đủ, mà còn phải biết sử dụng tài năng đó một cách sáng suốt và minh triết. NLĐ không thể cai trị chỉ với những kiến thức đã được thu góp từ xa xưa mà còn phải biết sử dụng sự minh triết để nền văn minh xứ sở của họ được trường tồn.

  Nếu thế giới này không còn những khoảng cách về sắc tộc, màu da, tôn giáo, chính trị thì liệu con người có chấm dứt sự chia rẽ, thù hằn, xâm chiếm và chém giết lẫn nhau? Liệu có một phép màu nào đó có thể khiến con người ở mọi quốc gia đều coi nhau như người cùng xứ sở và chiến tranh, giết chóc, bạo lực, thiên tai, dịch bệnh… sẽ chấm dứt vĩnh viễn trên hành tinh này?! Chẳng phải khi vượt thoát khỏi bầu khí quyển, tiến vào vũ trụ bao la và nhìn về hành tinh Trái đất, chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc rằng chúng ta nhỏ bé ra sao giữa vũ trụ này và tất cả đều có chung một quê hương đó sao?!

 

   Thân ái! Mến chào tất cả!!


#daulaxahoikhongminhtriet #đâulàxãhộikhôngminhtriết #dau_la_xa_hoi_khong_minh_triet #đâu_là_xã_hội_không_minh_triết #nguoigiaulongtracan #nguoigiaulongthuongcam #nguoicotamcotam #covid19colambanthuctinh #minhtriet #gocsuyngam #dungtronchaymai #haydoimat #hayquayvevoiquehuongtinhthan #haygiacngo #haythuctinhtruocthientai #haytinhthuctruocdaidich #haygiacngotruocdaidichcovid19 #thungthuocnhuomcotrongtrolai #thung_thuoc_nhuom_co_trong_tro_lai #thùngthuốcnhuộmcótrongtrởlại #thùng_thuốc_nhuộm_có_trong_trở_lại #truongmamnon #truongmaugiao #kidergarten #preschool #fieldtrip #followus #followme #QuyetTamDayLuiDaiDichCovid19 #NiemTinChienThang #VungTinVietNam #KhongDeAiBiBoLaiPhiaSau #HAYSONGCUOCSONGCUAMINH #HAYDITHEOTRAITIM #HAYYEUTHUONGNHIEUHON #HAYGIAODUCHOPTAC #DUNGBITMOMLUTRE #GIAODUCHANHPHUC #DungNhoiNhetKienThucMayMoc #KYNANGCUOCSONG #HAYBAOVETRAIDAT #HAYBAOVEMOITRUONG #HAYBAOVEMETRAIDAT #EarthBuddies #HOCBANGCATRAITIM #GIAODUCCHUDONG #TRUONGHOCMO #GIAODUCTUDO #covid19 #corona #BeyondLoving #mamnonhoaanhdaoblogspotcom #kenhgiaoducso1vietnam #dophuchoaanhdao #hoaanhdaotayho #share #haycoductin #covid19danggocua #covid19đanggõcửa #covid19_dang_go_cua #covid19_đang_gõ_cửa

0 comments:

Đăng nhận xét